Quốc tế

Iran định chuyển máy bay tàng hình Qaher-313 thành UAV chiến đấu

Trong thời gian dài, Iran quảng bá về Qaher-313 - được coi là tiêm kích tàng hình hiện đại nhất của nước này. Mới đây, Iran hé lộ ý đồ chuyển đổi máy bay này thành UAV chiến đấu.

CLIP: Lý do Nga tích hợp cối 120mm lên xe chiến đấu đường không BMD / Lạm phát tại Nhật Bản cao nhất 4 thập kỷ

Hơn một thập kỷ qua, Iran tuyên bố đã chế tạo thành công máy bay tiêm kích tàng hình Qaher-313 thế hệ 5 được xem là chiến đấu cơ tiên tiến nhất của quốc gia này. Nhưng một quan chức Bộ Quốc phòng Iran vừa cho hay, nước này sẵn sàng chuyển đổi tiêm kích tàng hình này thành một thiết bị bay không người lái (UAV).

iran dinh chuyen may bay tang hinh qaher-313 thanh uav chien dau hinh anh 1
Tiêm kích Qaher 313. Ảnh: AeroTime.

Sự chuyển đổi trong bối cảnh vai trò UAV gia tăng trên chiến trường

Hãng thông tấn Tasnim đưa tin, Giám đốc quản lý của Tổ chức Công nghiệp hàng không Iran (IAIO) trực thuộc Bộ Quốc phòng Iran, phát biểu trên truyền hình rằng phi cơ Qaher đã đạt tới mức độ phát triển đầy đủ về công nghệ.

Tướng Afshin Khajefard tuyên bố trong bài phát biểu của mình rằng Bộ Quốc phòng Iran đang tập trung đa dạng hóa thành phẩm của mình. Ông nhấn mạnh, tiêm kích Qaher cuối cùng sẽ trở thành một phi cơ không người lái.

Tuyên bố trên xuất hiện sau khi Nga triển khai ồ ạt các UAV cảm tử lớp Shahed của Iran - thứ vũ khí mà cho tới nay được cho đã thành công trong việc tấn công cơ sở hạ tầng quân sự và năng lượng của Ukraine. Bên cạnh đó, Iran đã củng cố ngành công nghiệp UAV của mình trong các năm gần đây và lấy làm tự hào về điều đó.

Quan chức nói trên cũng khẳng định rằng trong “năm Iran” sắp tới (bắt đầu vào ngày 21/3 lịch dương), quốc gia Tây Á này sẽ giới thiệu một số phiên bản Qaher. Ông nhấn mạnh rằng Bộ Quốc phòng Iran đã chỉnh sửa máy bay tàng hình của họ.

 

Tuyên bố mới này được coi là tham vọng vì Iran vẫn đang sử dụng một đội các máy bay cũ gồm F-15 Tomcat, F-5 Tiger và F-4 Phantom với tuổi đời ít nhất 4 thập kỷ, bên cạnh máy bay MiG-29 mua của Nga vào thập niên 1990. Đội máy bay tiêm kích của Iran đã lão hóa nhanh chóng.

Tuy nhiên, dù Iran đạt được nhiều tiến bộ trong sản xuất quân sự nội địa và bảo dưỡng máy bay cũ, người ta vẫn hoài nghi khả năng của Iran về sản xuất nội địa máy bay tàng hình thế hệ 5.

Các nhà bình luận quân sự phương Tây thậm chí đi xa tới mức đánh giá rằng Iran công bố máy bay tàng hình trên nhằm khỏa lấp cho đội máy bay cũ kỹ của mình, đồng thời là để tuyên truyền.

Khi Iran công bố nguyên bản chiếc máy bay này (được phát triển kể từ năm 2013), các chuyên gia hàng không trên toàn cầu bày tỏ hoài nghi với lập luận rằng việc Iran chế tạo được chiếc tiêm kích như vậy là bất khả thi do họ thiếu công nghệ phân tích và cảm biến.

Chiếc máy bay này ban đầu gặp phải sự nghi ngờ, sau đó nhanh chóng bị cộng đồng hâm mộ quân sự chế giễu là bản nhái thô và là phương tiện quảng bá cho thị trường nội địa.

 

Tuy nhiên, bất chấp sự hoài nghi trên toàn cầu, Iran tiếp tục nghiên cứu phát triển máy bay tàng hình “cây nhà lá vườn”, và quyết định chuyển khung máy bay này thành một UAV trong bối cảnh năng lực sản xuất UAV phát triển và quốc tế ngày càng quan tâm đến UAV chiến đấu.

Thế giới đã biết gì về Qaher?

Tiêm kích tàng hình Qaher của Iran được ra mắt cách đây 1 thập kỷ, tại một sự kiện vào tháng 1/2013. Bốn năm sau đó, vào năm 2017, Iran lần đầu tiên giới thiệu nguyên mẫu của máy bay này.

Khi ấy, giới chức Iran khẳng định rằng máy bay có thể mang được một quả bom 2.000kg hoặc ít nhất 6 quả tên lửa không đối không.

Tuy nhiên, chiếc máy bay một động cơ, một ghế ngồi với cánh hướng xuống dưới và cánh mũi không tàng hình này dường như không thật lắm. Các chuyên gia nhận định video bằng chứng sau đó chỉ cho thấy một UAV nhỏ. Chúng ta cần lưu ý rằng Tehran đang chuyển đổi Qaher thành UAV.

 

Theo các báo cáo, máy bay một động cơ này có quá nhiều vấn đề kỹ thuật. Nó quá nhỏ nên khó có thể coi là máy bay thế hệ 4 chứ chưa nói đến máy bay tàng hình thế hệ 5. Các chuyên gia đùa rằng Qaher-313 giống một máy bay cánh quạt trong phim ảnh hơn là một tiêm kích phản lực của thế kỷ 21.

Phân tích về chiếc máy bay này trước đó nhấn mạnh rằng Qaher của Iran có cạnh sắc và những góc riêng biệt đặc trưng của máy bay F-22 Mỹ bên cạnh đuôi kép khá giống chiếc F-35 Lighting II.

Ngoài ra, máy bay có cánh mũi lớn, với bộ phận mở rộng của cánh nhỏ nghiêng xuống dưới.

Sau khi nghiên cứu các bức ảnh và video về thiết bị được cho là máy bay tàng hình của Iran, các chuyên gia quân sự và hàng không nhận định rằng buồng lái của máy bay có vẻ rất lạ thường, với các thiết bị rất cơ bản và không có vẻ là của thế hệ 5, không có hệ thống dây điện ở mặt trước, và cách bố trí giống của một phi cơ tư nhân loại nhỏ.

Phần mũi của Qaher-313 được thiết kế nhỏ đến mức khó có thể đặt một thiết bị radar nào vào đó. Khe hút không khí có thể tương đương với của UAV loại nhỏ. Chuyên gia tin rằng thiếu một họng hút không khí sẽ khiến toàn máy bay tan chảy khi động cơ hoạt động ở mức cao.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm