Mua rất nhiều máy bay Nga nhưng sao Trung Quốc vẫn ngó lơ "Thú Mỏ Vịt" Su-34?
Là khách hàng nước ngoài đầu tiên và lớn nhất của dòng chiến đấu cơ Su-27, liệu tiêm kích bom Su-34, một hậu duệ xuất sắc của dòng Su-27 có thể xuất hiện trong trang bị của Không quân Trung Quốc hay không.
Nguyên nhân khiến Mỹ mất quá nhiều máy bay trong trận 12 ngày đêm lịch sử / Động cơ máy bay Boeing cháy “phừng phừng” trên không
"Thú mỏ vịt" Su-34 là loại máy bay tiêm kích bom tiên tiến hai chỗ ngồi, thuộc thế hệ 4+ của Nga, có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất, trên biển và trên không trong mọi điều kiện thời tiết.
Tiêm kích Su-34mang được tới 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo, nó sử dụng được hầu hết các loại vũ khí không đối đất, không đối hải có điều khiển hiện đại nhất của Nga như tên lửa đối đất AS-13/18 Kingbolt, tên lửa chống bức xạ AS-14 Kedge, AS-17 Krypton; tên lửa chống hạm Kh-35 Uran và Kh-41 Moskit; ngoài ra Su-34 còn được trang bị một pháo hàng không GSh-30-1 như của Su-27/30/35 để không chiến tầm gần.
Vừa qua có tin đồn Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua tiêm kích bom Su-34. Vậy máy bay ném bom Su-34 có thể xuất hiện trong trang bị của Không quân Trung Quốc không?
Từ tình hình hiện tại của an ninh xung quanh Trung Quốc, mặc dù khả năng không chiến của Su-34 không thể so sánh với Su-30, nhưng khả năng tấn công mặt đất/ mặt biển mạnh mẽ của dòng chiến đấu cơ này rất cần thiết cho Không quân Trung Quốc.
Hiện nay, trong biên chế của lực lượng không quân Trung Quốc có máy bay tiêm kích bom JH-7 có tính năng giống như của Su-34. Tuy nhiên, Su-34 là mẫu máy bay kế nhiệm của Su-24, nên có tính năng kỹ chiến thuật vượt trội JH-7 trong chiến đấu; khả năng, hiệu suất tổng thể cũng cao hơn rất nhiều so với JH-7.
Tuy nhiên, Không quân và Hải quân Trung Quốc được trang bị tiêm kích bom JH-7 với số lượng lớn và trở thành nhân tố khó thay thế trong biên chế của hải quân và không quân Trung Quốc hiện nay.
Mặc dù khả năng tấn công mặt đất của JH-7 kém xa so với Su-34, nhưng với sự nâng cấp thân vỏ, động cơ cùng với hệ thống điện tử, JH-7 vẫn có thể có khả năng xuyên phá tương đối cao.
Ngay cả khi JH-7 không thể thực hiện sự xâm nhập vào không phận của đối phương, Không quân Trung Quốc vẫn có thể dựa vào máy bay chiến đấu tàng hình J-20 để tiêu diệt các mục tiêu phòng không nguy hiểm và mở hành lang an toàn cho máy bay ném bom Su-30MKK và J-16 bước vào chiến đấu.
Ngoài ra giá Su-34 không hề rẻ, nếu Trung Quốc có thiện ý mua thì cũng không thể tạo thành một lực lượng chiến đấu hiệu quả trong thời gian ngắn.
Về hiệu quả chiến đấu, nếu có trang bị Su-34 quân đội Trung Quốc cũng khó có thể cải thiện về chất lượng tấn công mặt đất/ mặt biển; trong khi đó, hải quân và không quân Trung Quốc vẫn có trong biên chế những tên lửa hành trình tầm xa như CJ-10, có khả năng tấn công từ xa và gây bất ngờ cho đối phương.
Trong tương lai, máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Không quân Trung Quốc có thể được phát triển thành máy bay ném bom tàng hình hai chỗ ngồi, như vậy khả năng chiến đấu của nó vượt xa so với Su-34; J-20 có thể thâm nhập qua lưới phòng không của đối phương, tỷ lệ sống sót và hiệu quả chiến đấu của nó cao hơn nhiều so với Su-34.
Yêu cầu trang bị Su-34 của không quân và hải quân Trung Quốc thực sự không quá cấp bách trong giai đoạn hiện nay; có thể Trung Quốc sẽ tập trung phát triển máy bay ném bom J-16, thậm chí nâng cấp, đưa trở lại "ông lão" J-6 để làm máy bay tấn công mặt đất/ mặt biển cho và phát triển máy bay tác chiến điện tử trên cơ sở máy bay J-16 và JH-7 làm lực lượng hỗ trợ.
Ngoài ra, Trung Quốc còn đầu tư phát triển tên lửa hành trình và máy bay ném bom tàng hình từ tầm trung đến tầm xa, đây cũng là lực lượng quan trọng để tăng cường khả năng tấn công mặt đất/ trên biển của hải quân và không quân Trung Quốc trong tương lai hơn là đầu tư mua Su-34. Xu thế chung của thế giới là phát triển các loại máy bay chiến đấu đa nhiệm như F-16 hay Rafale; trong khi đó Su-34 tập trung quá nhiều vào khả năng tấn công mặt đất và trên biển, nhưng khả năng không chiến rất hạn chế.
Điều này cũng có thể được nhìn thấy từ quyết định chiến lược của Trung Quốc, khi họ từ bỏ việc phát triển các phiên bản tiếp theo của JH-7 và tập trung phát triển vào J-16. Trong chiến trường tương lai, các nhiệm vụ tấn công mặt đất sẽ do các máy bay chiến đấu đa nhiệm đảm nhiệm, mà không cần phải có những máy bay chuyên biệt như Su-34.
Từ những lý do trên, do vậy khó có khả năng Trung Quốc mua Su-34, mặc dù khả năng tiến công mặt đất, mặt biển của loại tiêm kích bom này vượt xa tính năng của các loại tiêm kích bom mà Trung Quốc hiện có trong biên chế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo