Quốc tế

Mỹ cạn vũ khí đánh chặn vì xung đột Trung Đông

Quân đội Mỹ đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt vũ khí đánh chặn vì xung đột Trung Đông leo thang.

Nga nỗ lực hoàn thiện trực thăng tấn công Mi-28... 40 năm sau chuyến bay đầu tiên / Phương Tây lo ngại viễn cảnh căn cứ hải quân Nga xuất hiện tại Libya

Hệ thống Patriot của Mỹ tại Căn cứ Không quân Hatzor ở Israel.
Hệ thống Patriot của Mỹ tại Căn cứ Không quân Hatzor ở Israel.

Patriot vá lỗ hổng phòng thủ

Theo Defense News, Mỹ quyết định triển khai thêm 6 hệ thống MIM-104 Patriot tới Trung Đông, sau một loạt cuộc tấn công bằng tên lửa vào các căn cứ của nước này ở Syria và Iraq.

Nguồn tin nhấn mạnh những khẩu đội tên lửa mới này mới cũng đang được gửi đến Bahrain, Kuwait và Saudi Arabia.

Việc triển khai loại vũ khí đánh chặn ở Trung Đông đã khiến nguồn dự trữ của Washington căng thẳng đến mức Lầu Năm Góc quyết định rút Patriot khỏi Triển lãm Hàng không Dubai diễn ra từ hôm 13/11.

Trước đó, Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch trưng bày 3 hệ thống Patriot tại sự kiện này. Mỹ cũng đã triển khai hệ thống tên lửa Patriot ở Ukraine. Tuy nhiên, có nhiều thông tin khác nhau về tính hiệu quả của Patriot.

 

Ukraine tuyên bố Patriot đã ngăn chặn thành công tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga. Nhưng Moskva bác bỏ tuyên bố trên, cho rằng số lượng tên lửa mà Kiev tuyên bố đã bắn hạ vượt quá tổng số tên lửa mà Nga đã khai hỏa.

Báo Mỹ cho biết thêm, những khẩu đội tên lửa Patriot đóng vai trò là xương sống của hệ thống phòng không Mỹ.

Đến nay, Washington đã triển khai 60 khẩu đội Patriot trên khắp thế giới và bán nhiều hệ thống khác cho các đồng minh. Một khẩu đội Patriot có tới 8 bệ phóng, mỗi bệ chứa từ 4 đến 16 đạn đánh chặn.

Chiến lược nguy hiểm

Cựu nhà phân tích chính sách an ninh của Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Michael Maloof cho biết, động thái này của Lầu Năm Góc chỉ làm tăng nguy cơ chiến tranh tại Trung Đông.

 

"Việc triển khai Patriot và trước đó là THAAD cho thấy rõ ràng rằng Mỹ đang tham gia vào cuộc chiến và sẽ hỗ trợ Israel rất mạnh mẽ khi tuyên bố bảo vệ những căn cứ của Mỹ trong khu vực. Căn cứ của Mỹ hiện diện gần như rộng khắp Trung Đông. Chỉ riêng xung quanh Iran đã có khoảng 35 căn cứ của Mỹ", Michael Maloof nói.

Những cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV của những nhóm vũ trang vào căn cứ Mỹ ở Syria và Iraq là dấu hiệu của sự leo thang với Iran, Maloof nói rằng việc triển khai phòng không và phòng thủ tên lửa có thể là một nỗ lực của Washington nhằm gửi tín hiệu tới Tehran rằng Mỹ "sẽ đáp trả các cuộc tấn công vào căn cứ của mình".

Chuyên gia Mỹ nhấn mạnh, vấn đề với chiến lược của Mỹ là Washington chỉ phản ứng với những sự kiện trước mắt thay vì xem xét hoặc phân tích sự leo thang trong khu vực bắt đầu như thế nào.

"Họ không xem xét nguyên nhân gây ra tất cả chuyện này. Và đây là điều mà mọi người không biết hoặc chỉ muốn bỏ qua vì những mối đe dọa sắp xảy ra. Israel đã tuyên bố rằng nếu Hezbollah tấn công Israel từ Lebanon, sẽ tấn công 'đầu rắn'. Họ đã xác định đầu của con rắn là Iran.

Vì vậy, cuộc chiến này đang leo thang rất nhanh, đặc biệt nếu người Israel không chỉ tiến vào Gaza nếu cuộc chiến mở rộng ở phía bắc tới Lebanon", Maloof cho biết.

 

Maloof lưu ý những hạn chế về địa lý của Trung Đông cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng cần xem xét, với việc triển khai bổ sung khả năng chiến đấu của Mỹ tới khu vực và sự hiện diện của các căn cứ như trụ sở Hạm đội 5 của Mỹ ở Bahrain, ngay bên kia Vịnh từ Iran, có nghĩa là trong trường hợp leo thang, các bên đối lập sẽ ở 'rất gần nhau'.

"Đây là điều Mỹ đang thúc đẩy. Chúng tôi đã nhìn thấy nó lần đầu tiên ở Ukraine. Bây giờ chúng ta thấy ở Israel, những xung đột diễn ra bên ngoài và để bảo vệ biên giới của các quốc gia khác, chứ không phải của chính chúng ta. Thật là khó tin", Maloof nhấn mạnh, đề cập đến cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở biên giới phía nam Mỹ với Mexico.

- Video: UAV Orbiter 2 - “Mắt thần” của lực lượng pháo binh. Nguồn: QĐND.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm