Quốc tế

Mỹ gặp khó với bộ ba hạt nhân

Chuyên gia quân sự, Trung tướng về hưu Alexander Karpov vừa có bài viết chỉ ra thời điểm Mỹ gặp khó để duy trì năng lực bộ 3 hạt nhân của mình.

Những tiên đoán kỳ lạ trở thành sự thật của hai giai nhân tuyệt sắc / Kinh ngạc với “Bảo tàng xác ướp tự nhiên” nổi tiếng ở Colombia

Theo đánh giá của chuyên gia Nga: "Bức tranh về tổ hợp hạt nhân của Mỹ còn rất xa để vui mừng: về thành tố mặt đất, 400 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman-3 đã hoạt động từ năm 1970, nguồn lực hiện đại hóa trong số đó đã được lựa chọn, chúng sẽ được thay thế vào năm 2028".

Về thành tố biển, Hải quân Mỹ hiện có 14 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo loại Ohio, trong đó các tàu dẫn đầu sẽ được thay thế vào năm 2027.

My gap kho voi bo bahat nhan
Đầu đạn hạt nhân Mỹ.

"Hạm đội tàu ngầm này đã 46 tuổi, và chiếc cuối cùng trong seria hiện tại là 30 tuổi. Những chiếc còn lại sẽ như thế nào trong giai đoạn 2028-2040 vẫn là câu hỏi để ngỏ", chuyên gia Nga nói thêm.

Báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ còn cho biết cơ sở nghiên cứu và sản xuất của bộ này trong tình trạng hiện tại có khả năng cung cấp các đặc tính cụ thể của vũ khí hạt nhân, nhưng chưa sẵn sàng sản xuất hàng loạt loại đầu đạn hạt nhân mới dành cho các loại vũ khí tên lửa tiếp theo.

"Kết quả là, chúng ta có thể kết luận rằng Mỹ đang ở giai đoạn đầu của một chu kỳ suy giảm kinh tế và chính trị kéo dài.

Nếu tin vào số liệu báo cáo mở một cách thận trọng, thì giai đoạn từ năm 2028-2035 sẽ khó khăn cho tiềm năng hạt nhân Mỹ. Không có gì đảm bảo rằng Mỹ sẽ có thể cập nhật tiềm lực của mình đúng thời hạn", ông Karpov nói.

Trong khi đó, theo John Baker, chuyên gia tại Quỹ Ploughshares, chỉ với việc 1 trong bộ 3 hạt nhân Mỹ là Trident II trang bị siêu ngòi nổ khiến Nga chỉ có 15 phút để tránh đòn.

 

Công nghệ mới mang tên "đầu đạn siêu ngòi nổ" mà Mỹ áp dụng trong chương trình hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, giúp tăng gấp ba lần sức hủy diệt của tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm.

Với tên gọi chính thức "Hệ thống vũ trang, tra ngòi và khai hỏa" (AF&F), gồm ngòi nổ, tổ hợp khóa mục tiêu phụ trang bị radar, hệ thống hỏa lực phụ và một pin nhiệt cung cấp năng lượng. AF&F được gắn ở đầu chóp tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, được phát triển cho đầu đạn W76-1/Mk4A trong chương trình kéo dài tuổi thọ của W76.

Công nghệ này được Hải quân Mỹ triển khai lần đầu trên đầu đạn W88/Mk5 dành cho tên lửa Trident II, sau khi Mỹ trao hợp đồng cho tập đoàn Lockheed từ thập niên 1980. Lầu Năm Góc đã nhận ra sức mạnh hủy diệt của W76 có thể tăng lên rất nhiều một khi được trang bị đầu đạn công nghệ mới.

Tại thời điểm đó, mẫu W76/Mk4 có ngòi cố định để kích nổ tầm cao, không thể điều chỉnh nổ ở vị trí tối ưu nếu đầu đạn rơi quá gần hoặc xa mục tiêu. Do đó tên lửa phóng từ tàu ngầm chỉ được dùng để tấn công vào mục tiêu mềm như căn cứ quân sự.

Bắt đầu từ năm 2009, thiết bị siêu ngòi nổ AF&F được tích hợp vào đầu đạn W76-1/Mk4A trong chương trình hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, kéo dài hoạt động của đầu đạn thêm một thập kỷ của Hải quân Mỹ. Với việc được tích hợp thêm thiết bị này giúp tăng đáng kể cơ hội đầu đạn hạt nhân phát nổ ở cự ly đủ để hủy diệt mục tiêu.

 

Theo chuyên gia John Baker, việc tăng cường khả năng hủy diệt của đầu đạn hạt nhân cho thấy Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào Nga, dù thực tế họ không có kế hoạch này và cũng không đủ tự tin với một cuộc chiến tổng lực.

John Baker cho rằng, hiện nay cả Mỹ và Nga đều đang triển khai tên lửa hạt nhân trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở mức độ không cần thiết. Khi một vụ phóng hạt nhân được thông báo, dù thông tin chính xác hay không cũng gây ra nguy cơ tấn công trả đũa.

Trường hợp này đặc biệt đúng với Nga, nước dựa trên các trạm radar mặt đất để theo dõi, thay vì hệ thống cảnh báo sớm bằng vệ tinh. Vị chuyên gia này nhận định, Nga chỉ có thời gian nhiều nhất khoảng 15 phút từ lúc có cảnh báo sớm nhất về cuộc tấn công hạt nhân cho đến khi xảy ra thiệt hại.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm