Quốc tế

Mỹ muốn cấm TOS Nga vì không có loại tương tự

Giới quân sự Mỹ đang muốn đưa hệ thống vũ khí nhiệt áp TOS-1A và TOS-2 của Nga vào danh sách những vũ khí bị cấm vì sức mạnh của chúng.

Nga cảnh báo khi Ukraine bí mật dồn vũ khí / Mỹ tự tin thái quá về vũ khí siêu thanh?

Đề xuất được Tướng Brent Eastwood thuộc lực lượng Lục quân Mỹ đưa ra khi ông này tỏ ra e ngại về sức mạnh khủng khiếp của vũ khí này trên chiến trường.

"TOS-1A cùng phiên bản mới TOS-2 với các quả đạn gây cháy có khả năng bao phủ một khu vực có diện tích bằng 2 sân bóng đá. Khi một cú đánh giáng xuống, một đám mây nhiệt áp khủng khiếp sẽ được hình thành, bốc cháy và diệt mọi sinh vật sống trong khu vực", tướng Mỹ nói.

My muon cam TOS Nga vi khong co loai tuong tu
Pháo nhiệt áp Nga.

Ông Brent Eastwood kêu gọi giới lãnh đạo Mỹ và cộng đồng quốc tế nên đưa loại vũ khí này vào danh sách những vũ khí bị cấm. Ý kiến này có thể vấp phải sự phản đối từ những quốc gia đang có TOS trong trang bị.

Trước khi xuất hiện đề xuất này, ông Viktor Barantz, quan chức trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga cũng đã tiết lộ, TOS-2 Tosochka - loại vũ khí mới nhất trong Quân đội Nga và đang được xúc tiến để xuất khẩu có thể nằm trong danh sách vũ khí bị cấm của Mỹ.

"Tình huống tương tự lặp lại với TOS-2 Tosochka và những tuyên bố rằng loại vũ khí này nên bị cấm hoàn toàn", chuyên gia quân sự Nga nói và cho biết thêm rằng ý tưởng một loại vũ khí nên bị cấm vì sức mạnh cao của nó, về nguyên tắc có vẻ khá xa lạ.

"Nếu người Nga có vũ khí vượt trội hơn Mỹ về đặc tính kỹ chiến thuật thì chúng nên bị cấm. Ai sẽ đồng ý với điều này? Rốt cuộc ngày nay người ta có thể nói theo cách tương tự rằng cần phải cấm tất cả các hệ thống tên lửa siêu thanh thuộc loại mới nhất của Nga, bởi vì người Mỹ không có chúng.

Họ cũng có thể nói về tàu ngầm diesel, máy bay chiến đấu và hệ thống pháo binh của chúng tôi. Đây không phải là một cuộc trò chuyện nghiêm túc", ông Viktor Barantz nói về ý tưởng của giới quân sự Mỹ.

 

Những đề xuất của một số tướng lĩnh Mỹ xuất hiện sau khi Nga công bố kế hoạch ưu tiên trang bị TOS-2 và tăng cường TOS-1A cho Quân khu phía Tây (nơi gần với NATO nhất) và có kế hoạch xuất khẩu cho một số quốc gia thân thiện.

Những hệ thống TOS-2 đầu tiên sẽ được trang bị cho Binh chủng Hóa học thuộc Quân khu phía Tây Nga. Hiện chưa rõ có bao nhiêu hệ thống nhiệt áp thế hệ mới này được chuyển giao nhưng phía Nga khẳng định, số lượng đủ để huấn luyện và chiến đấu với quy mô lớn.

Được biết, hệ thống pháo nhiệt áp TOS-2 nằm trong kế hoạch phát triển vũ khí cấp nhà nước giai đoạn đến năm 2025. Hệ thống TOS-2 chính thức được phát triển từ tháng 11/2012.

Trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2018, vũ khí này đã được hoàn thiện những tính năng chiến đấu dựa vào những kinh nghiệm thực chiến trên chiến trường Syria của phiên bản TOS-1A.

Không như TOS-1A, hệ thống TOS-2 sẽ được trang bị khung gầm bánh hơi. Kinh nghiệm sử dụng các hệ thống vũ khí nhiệt áp hạng nặng ở sa mạc cho thấy gầm bánh hơi là sự lựa chọn tốt nhất. Nguyên lý hoạt động của pháo nhiệt áp là sử dụng các sóng chấn động hội tụ vào một điểm để tạo sức công phá cao nhất.

 

Ngọn lửa phát ra khi đốt cháy nhiên liệu sẽ làm không khí giãn nở một cách đột ngột và tạo ra các sóng chấn động này. Ngọn lửa này cũng hút hết không khí xung quanh, tạo ra một vùng chân không trong thời gian ngắn và tiêu diệt mọi sinh vật trong phạm vi chiến đấu.

Chính vì vậy, TOS-2 có thể tiêu diệt sinh lực địch mà không cần đánh sập hầm ngầm hay boongke nơi chúng đang ẩn nấp. Hiện tại hệ thống TOS-1A đang sử dụng các khung gầm bánh xích giống xe tăng T-72 và T-90 và chỉ được trang bị các ống phóng rocket không dẫn đường với đầu đạn chứa các chất gây cháy.

Những tiến bộ của phiên bản mới TOS-2 tập trung vào việc mở rộng khu vực sát thương và giúp đầu đạn tấn công mục tiêu chính xác, hiệu quả và xa hơn phiên bản trước. Hệ thống này cũng có thể sử dụng khung gầm xe bọc thép Armata.

Khi TOS-2 chính thức được trang bị, Nga sẽ có trong trang bị cặp vũ khí nhiệt áp cực kỳ nguy hiểm và không có loại tương tự tại Mỹ và trên thế giới. Chính điều này đang khiến các tướng lĩnh Mỹ đặc biệt lo ngại khi chúng xuất hiện sát sườn NATO.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm