Quốc tế

Mỹ rút Patriot vì không bảo vệ được Saudi Arabia?

Mỹ quyết định rút toàn bộ 3 tổ hợp đánh chặn Patriot khỏi Saudi Arabia giữa lúc đồng minh này đang đối mặt với các cuộc tấn công từ Houthi.

Lực lượng tàu ngầm - “công cụ” giúp Mỹ khắc chế tham vọng của Trung Quốc / Tàu chiến Mỹ bị tấn công bí ẩn ở ngoài khơi bở biển Floria

Thông tin được The Wall Street Journal dẫn tuyên bố của lực lượng Mỹ tại Trung Đông cho biết, cả 3 khẩu đội đánh chặn Patriot PAC 3 đều nhận lệnh rút khỏi Saudi. Quyết định có hiệu lực ngay trong đầu tháng 4/2021.

Cùng với đó, một hàng không mẫu hạm đang được triển khai trong khu vực này cũng nhận lệnh rời đi khu vực khác. Đồng thời hệ thống đánh chặn tầm cao THAAD cũng đang được cân nhắc chuyển đến địa điểm mới phù hợp hơn.

My rut Patriot vi khong bao ve duoc Saudi Arabia?
Hệ thống Patriot PAC 3.

"Việc rút những hệ thống vũ khí nói trên là một phần trong giai đoạn đầu của nỗ lực cắt giảm sự hiện diện quân sự Mỹ ở Trung Đông. Thay vào đó, Nga và một số lực lượng khác sẽ là trọng tâm chiến lược mà những vũ khí trên phải đối phó", lực lượng Mỹ ra tuyên bố hôm 2/4 cho biết.

Lý do của việc rút vũ khí khỏi Trung Đông được Mỹ đưa ra đã khá rõ ràng, nhưng theo tờ The Wall Street Journal, quyết định này một phần có liên quan đến sự vô dụng của hệ thống Patriot khi chúng hiện diện tại Saudi khi đối phó với những cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình và UAV rẻ tiền từ lực lượng Houthi tại Yemem.

Được biết, cả 3 khẩu đội PAC 3 được Mỹ triển khai đến Saudi Arabia hồi năm 2019 theo thỏa thuận đạt được giữa chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Trump với Riyadh.

Tại thời điểm đó, cùng với việc tăng cường thêm tiêm kích tàng hình F-22 đến Trung Đông, Mỹ đã quyết định điều động 3 hệ thống Patriot PAC-3 phiên bản cực mạnh đến Saudi Arabia giúp nước này vá lỗ hổng phòng thủ sau vụ nhà máy dầu bị tấn công hồi giữa tháng 9/2019.

Cả 3 khẩu đội Patriot Mỹ điều đến Saudi Arabia đều là bản cực mạnh nhất PAC-3MSE - phiên bản Mỹ vừa hoàn thành thử nghiệm khả năng diệt tên lửa hành trình và đạn đạo hồi cuối năm 2018. Đây là những tính năng khá khác biệt so với hệ thống Patriot mà Saudi Arabia mua từ Mỹ.

 

Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, PAC-3MSE tập trung cải thiện hiệu năng đánh chặn các mục tiêu đạn đạo, trong đó có tên lửa của đối phương, so với phiên bản PAC-3 tiêu chuẩn.

Ngoài ra, kết cấu động cơ đẩy nhiên liệu rắn hai tầng cho phép tăng gấp đôi tầm bắn hiệu dụng của đạn tên lửa đánh chặn. Đạn tên lửa đánh chặn mới cũng nhỏ gọn hơn cho phép tăng số lượng đạn tên lửa đánh chặn trang bị trên các bệ từ 4 lên 16 đạn.

Đặc biệt, phiên bản PAC-3MSE được Mỹ điều động có khả năng bảo vệ được 360 độ, trong khi vẫn duy trì được khả năng cơ động, cũng như giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng xuống còn 50%. Với phiên bản PAC-3MSE, Mỹ khẳng định việc đối phó với tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình không phải là chuyện khó.

Để nhận được sự bảo vệ của những hệ thống PAC-3MSE của Mỹ, trước đó Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz đã ký kết với Tổng thống Mỹ Trump thoả thuận trị giá lên tới 350 tỉ USD, trong đó có hợp đồng vũ khí 110 tỉ USD có hiệu lực ngay lập tức.

Hợp đồng quốc phòng 110 tỉ USD nhằm tăng cường khả năng quân sự của Saudi Arabia có hiệu lực tức thời, và chỉ là một trong hàng loạt thỏa thuận mà hai nước đã ký để củng cố các quan hệ đối tác quân sự và kinh tế, kể cả có một hợp đồng quốc phòng thứ hai với các dự án có trị giá lên tới 350 tỉ USD trong 10 năm tới.

 

"Đây là một ngày hết sức tuyệt vời", ông Trump cho biết tại thời điểm hợp đồng được ký kết.

Các thỏa thuận về quốc phòng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty Mỹ ở Trung Đông, và hỗ trợ hàng chục nghìn việc làm mới trong lĩnh vực quốc phòng tại Mỹ. Thông cáo của Nhà Trắng cho biết, các hợp đồng này sẽ giúp hai nước giải quyết các mối đe dọa chung hữu hiệu hơn.

Bao gồm trong các thỏa thuận quốc phòng, 6 tỉ USD được cam kết cho một dự án lắp ráp máy bay trực thăng Blackhawk của tập đoàn Lockheed Martin ở Saudi Arabia. Dự kiến dự án có khả năng tạo 450 việc làm ở nước này.

Gói thỏa thuận quốc phòng còn bao gồm nhiều tàu chiến, xe tăng, hệ thống phòng thủ phi đạn, và công nghệ an ninh mạng. Bên cạnh đó, tập đoàn General Electric của Mỹ cho biết, đã ký nhiều hợp đồng trị giá 15 tỉ USD với các tổ chức Saudi Arabia.

Hợp đồng đã được ký kết và Mỹ đã thu về những nguồn lợi khổng lồ, nhưng cái mà Saudi nhận được từ những hệ thống PAC-3MSE là các vụ bắn hụt mục tiêu hoặc bất động trước những cuộc tấn công từ Houthi.

 

Sự "vô dụng" của vũ khí này được coi là nguyên nhân Saudi không mặn mà với sự có mặt của chúng và khiến nước này đang tiến hành đàm phán mua hệ thống phòng không Nga bất chấp việc bị Mỹ đe dọa trừng phạt.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm