Quốc tế

Mỹ thêm Javelin đến miền Đông trong khi cấm Ukraine dùng?

Theo CNN, Mỹ đang cân nhắc chuyển Stinger và tăng tên lửa Javelin cho quân đội chính phủ Ukraine để đối phó với việc Nga tăng hiện diện gần biên giới.

Nga biến vũ khí cũ thành 'sát thủ' hành trình / Orion mang vũ khí tầm xa, tác chiến trên tầm tên lửa

Điểm mới trong kế hoạch chuyển giao vũ khí sát thương lần này cho Ukraine, ngoài tên lửa chống tăng Javelin, chính quyền của Tổng thống Biden còn cân nhắc chuyển cho Kiev hệ thống tên lửa MANPADS Stinger.

"Chính quyền của Tổng thống Biden đang đánh giá khả năng cử các cố vấn quân sự, vũ khí và thiết bị quân sự mới đến Ukraine giúp quân đội nước này đối phó với những nguy cơ mới", nguồn tin cho biết.

Mythem Javelin den mien Dong trong khi cam Ukrainedung?
Ukraine tiếp nhận vũ khí từ Mỹ.

Bước đi mới của Mỹ nhằm đáp trả việc Nga tăng cường lực lượng và vũ khí đến sát biên giới với Ukraine và lực lượng ly khai miền Đông. Chính vì vậy, ngoài 2 loại vũ khí kể trên, Mỹ có thể sẽ chuyển cả hệ thống cối chính xác cho Ukraine.

Trước đây, Ukraine mua 210 tên lửa chống tăng Javelin và 37 ống phóng của Mỹ năm 2018 với giá khoảng 47 triệu USD. Cuối năm 2019, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã phê duyệt bán lô thứ 2 với 150 tên lửa và 10 ống phóng cho Ukraine.

Đi kèm với các hợp đồng này là các điều kiện hạn chế sử dụng, trong đó có điều khoản các tên lửa Javelin phải được cất giữ ở miền Tây Ukraine, cách xa các khu vực xảy ra xung đột ở miền Đông và không được sử dụng ở khu vực này.

Điều khá bất ngờ là trong khi tuyên bố không cho quân chính phủ Ukraine sử dụng tên lửa Javelin trong cuộc chiến với lực lượng ly khai thì Mỹ lại đang cân nhắc với kế hoạch tăng cường vũ khí này cho Kiev gần khu vực xung đột này.

Bản kế hoạch được Mỹ tiết lộ gần như đồng thời với việc người đứng đầu Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine, Kirill Budanov cho biết, lần đầu tiên LLVT Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa chống tăng (ATGM) Javelin trong cuộc chiến tại Donbass.

 

"Tổ hợp tên lửa Javelin đã được sử dụng để chống lại quân đội Nga (Ukraine coi lực lượng dân quân của hai nước cộng hòa Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR) tự xưng là một phần của quân đội Nga)", tờ báo viết.

Như vậy nếu kế hoạch mới này được Mỹ hiện thực hóa, động thái này của Mỹ có thể khiến tình hình Đông Ukraine thêm căng thẳng.

Bởi đầu tháng 10/2021, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết, họ đã phát hiện ra trạm radar Kasta-2E1, tổ hợp tình báo vô tuyến điện tử cực kỳ hiếm gặp mang mã định danh RB-636 Svet-KU, tất cả đều của Nga đã xuất hiện ở Donetsk.

Nga không có phản hồi nào với những cáo buộc khí tài tối tân nước này xuất hiện tại Donbass nhưng trước đó, trong một cuộc họp với những người đứng đầu các cơ quan truyền thông của Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã khẳng định rằng Moscow không bao giờ "quay lưng" với vùng Donbass, nơi có đa số người dân nói tiếng Nga.

"Ở vùng Donbass, nhiều người, đặc biệt là trẻ em, đã bị thương (do xung đột liên miên). Chúng ta gánh vác trên vai trách nhiệm vô cùng to lớn của nước Nga.

 

Và trước khi đưa ra quyết định, chúng ta cần phải nghĩ tới những hậu quả cho mỗi lựa chọn của mình", TASS của Nga trích dẫn lời Tổng thống Putin.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm