Nga bất ngờ cung cấp tên lửa Kornet-E cho Thổ Nhĩ Kỳ trước thềm chiến dịch Idlib
Những quả tên lửa chống tăng 9M133 Kornet-E cực kỳ lợi hại mà Nga vừa bàn giao cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ được Ankara sử dụng ngay trên chiến trường Idlib.
Khinh hạm Đô đốc Gorshkov chuẩn bị tiếp tục thử nghiệm tên lửa Zircon / Hệ thống phòng không S-350 của Nga: Khép chặt vòng vây, đánh chặn "cơn mưa tên lửa" của kẻ thù
Hiện nay đang có nhiều dấu hiệu cho thấy quân đội chính phủ Syria sẽ sớm tái khởi động chiến dịch tấn công giải phóng tỉnh Idlib, thậm chí ngay trong đầu tháng 4 khi lệnh ngừng bắn gần như đã đổ vỡ.
Nếu chiến sự tiếp diễn, khả năng rất cao sẽ xảy ra những trận giao tranh trực tiếp giữa quân đội chính phủ Syria và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ khi cả hai bên đã tập trung sẵn lực lượng ở hai bên tiền tuyến.
Chính vì vậy thật đáng ngạc nhiên khi mới đây đã có thông tin cho biết, Nga vừa bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ các tên lửa chống tăng 9M133 Kornet cực kỳ hiện đại.
Cụ thể Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, quân đội nước này đã nhận được 6 hệ thống chống xe tăng tự hành đầu tiên đặt trên khung gầm xe bọc thép bánh xích Kaplan-10 do tập đoàn FNSS sản xuất.
Hãng thông tấn Anadolu cho biết, toàn bộ các xe chống tăng tự hành Kaplan 10 được trang bị module chiến đấu với tên lửa chống tăng Kornet-E, tạo ra một hệ thống vũ khí tương tự Kornet-D đặt trên thiết giáp Tigr mà quân đội Nga đang sử dụng.
Dự kiến trong tương lai, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận tổng cộng 64 phương tiện chiến đấu được trang bị module tháp pháo gắn tên lửa chống tăng 9M133 Kornet-E do Nga cung cấp.
Ngoài khung gầm xe thiết giáp bánh xích Kaplan 10 thì còn có một tùy chọn khác đó là xe bọc thép bánh lốp BBM Pars với cấu hình 4x4 cũng sẽ được sử dụng song song.
Các hệ thống chống tăng tự hành thế hệ mới sẽ dần thay thế những tổ hợp tên lửa chống tăng BGM-71 TOW-2 do Mỹ sản xuất đã khá cao tuổi mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang vận hành.
Theo thông báo, tầm bắn tối đa của tên lửa chống tăng Kornet-E là 5.500 m, xuyên được 1.200 mm thép đồng nhất sau giáp phản ứng nổ. Tên lửa của Nga đã được thử nghiệm vào năm 2018 với mục tiêu và giao diện được phát triển bởi tập đoàn Aselsan.
Bên cạnh Kornet-E, Thổ Nhĩ Kỳ còn sử dụng song song cả tên lửa chống tăng tầm trung UMTAS do họ tự nghiên cứu phát triển trong nước, tạo ra "cặp bài trùng" rất lợi hại.
Mặc dù hợp đồng đã được ký kết từ trước khi chiến dịch Idlib nổ ra, nhưng việc Nga giao tên lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm này bị đánh giá là rất nhạy cảm.
Không thể loại trừ khả năng những tổ hợp chống tăng tự hành Kaplan 10 mang tên lửa Kornet-E sẽ được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ điều động ngay tới tuyến đầu.
Khi đó các xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội chính phủ Syria, kể cả loại T-90A hiện đại nhất cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đối phương tiêu diệt từ cự ly rất xa.
Nga rõ ràng đang lâm vào thế khó, ngoài việc đồng minh và đối tác có thể giao tranh với nhau thì hiệu quả của tên lửa Kornet-E cũng như vỏ giáp xe tăng T-72B3 hay T-90 là điều mà giới quan sát sẽ chú ý theo dõi.
Trong trận chiến, bất kể kịch bản Kornet-E chiến thắng hay thất bại trước vỏ giáp xe tăng T-90A và T-72B3 thì vũ khí Nga cũng ít nhiều lộ điểm yếu để các đối thủ khác có thể khai thác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo