Quốc tế

Nga chậm tiếp nhận Su-57 vì tai nạn

Thay vì tiếp nhận ngay trong năm 2019, vụ tai nạn của Su-57 hôm 24/12 đã khiến công việc này lùi sang năm 2020.

Thấy Việt Nam phô diễn tên lửa phòng không SPYDER, Nga khen chê thế nào? / Việt Nam sẽ mua thêm số lượng lớn T-90 và "xe tăng bay" Mi-35 từ Nga

Thông tin về kế hoạch trang bị tiêm kích tàng hình Su-57 được Giám đốc điều hành của Tập đoàn Rostec Sergei Chemezov cho biết, việc chuyển giao máy bay cho Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga sẽ bắt đầu vào năm 2020.

"Ngay đầu năm 2020, chúng tôi có rất nhiều công việc phải làm để ổn định ngành công nghiệp máy bay. Cần thực hiện dự án MS-21 chúng tôi sẽ bắt đầu sản xuất lô máy bay đầu tiên cho các hãng hàng không. Và cung cấp Su-57 cho quân đội ở quy mô lớn. Đây là trọng trách, chúng tôi sẽ phải thực sự huy động nguồn lực lớn của mình", ông Chemezov nói.

Tiêm kích tàng hình Su-57.
Tiêm kích tàng hình Su-57.

Theo ông Chemezov, chiếc Su-57 vừa bị rơi ở vùng Khabarovsk trong chuyến bay thử nghiệm vào ngày 24/12 là máy bay thuộc về nhà sản xuất dự kiến ban đầu sẽ được bàn giao cho quân đội Nga ngay trong năm 2019 sau khi hoàn thành những cuộc thử nghiệm cuối cùng. Dù chiếc máy bay bị hỏng hoàn toàn nhưng phi công đã kịp mở dù và sống sót.

Điều đặc biệt theo tiết lộ của vị giám đốc Nga, dù chính thức đi vào hoạt động từ năm 2020 nhưng tiêm kích Su-57 vẫn phải dùng động cơ của Su-35 đến năm 2023 bởi đến thời điểm đó, động cơ Izdeliye 30 trên dòng tiêm kích tàng hình này mới hoàn thiện.

Đến khi đó, Su-57 mới thực sự sở hữu sức mạnh đúng như thiết kế. Izdeliye 30 vượt trội hơn hẳn động cơ AL-41F hiện đang được trang bị tạm thời trên máy bay Su-57 và là động cơ được sử dụng trong giai đoạn I của việc thử nghiệm Su-57.

Động cơ Izdeliye 30 có lực đẩy ở chế độ chưa tăng lực là 11000 kgf trong khi đó động cơ AL-41F chỉ 8800 kgf. Lực đẩy ở chế độ tăng lực của động cơ Izdeliye 30 là 19000 kgf còn của AL-41F chỉ 15000 kgf.

 

Ngoài ra, động cơ mới có những ưu điểm tốt hơn như có độ tin cậy cao hơn, tiêu hao nhiên liệu ít hơn, giảm được chí phí vấn hành và thời gian sửa chữa. So với động cơ sử dụng trên F-22 của Mỹ rõ ràng những chỉ số của Izdeliye 30 hơn hẳn. Cụ thể động cơ F-119 PW-100 trên F-22 có lực đẩy tối đa khi chưa tăng lực là 10500 kgf và sau tăng lực là 15900 kgf.

Loại động cơ này của Mỹ chỉ tương đương với loại động cơ AL-4F-1S - phiên bản cải tiến sâu của động cơ AL-3F và hiện được trang bị chủ yếu trên dòng máy bay Su của Nga. Chính vì vậy các dòng máy bay Su-35 và Su-35S được đánh giá không thua kém gì các tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm