Nga đang 'hành hạ' phi đội F-22 đắt tiền của Mỹ ở Alaska
Tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm hay trong silo nguy hiểm hơn / Uy lực khủng khiếp của pháo hàng không trên chiến đấu cơ Nga
Máy bay chiến đấu có khả năng nhất của Không quân Mỹ trong không chiến, F-22 Raptor, đã được triển khai tập trung cao độ tới Alaska, cụ thể là 1/7 tổng số F-22 của Không quân Mỹ đóng tại Căn cứ Elmendorf-Richardson ở bang cực bắc của đất nước. Lý do là vùng đất này rất gần với Nga, khiến các căn cứ ở Alaska ở tuyến đầu trong bất kỳ cuộc đụng độ tiềm năng nào giữa hai cường quốc và trong một chiến trường mà Mỹ sẽ có tương đối ít sự hỗ trợ của NATO.
Trong khi F-22 được coi là một máy bay chiến đấu ưu tú, và số lượng tương đối ít với chỉ 187 chiếc được sản xuất, các yêu cầu bảo trì rất cao và chi phí vận hành của máy bay khiến chúng chỉ đảm bảo duy trì tỷ lệ sẵn sàng trên 50%.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Nga, các hoạt động của Không quân Nga gần Alaska dường như nhằm tối đa hóa sự căng thẳng cho phi đội F-22 Raptor với chi phí tương đối thấp cho phía Nga - một vấn đề mà các sĩ quan Mỹ gần đây đã phải lên tiếng phàn nàn.
Phát biểu từ Căn cứ Elmendorf-Richardson, Trung tướng không quân Mỹ David Krumm nói rằng đã có sự gia tăng đáng kể hoạt động của Nga gần Alaska, với các cuộc xâm nhập của Nga vào vùng nhận dạng phòng không Alaska được tiến hành với nhịp độ cao nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Ông nhấn mạnh rằng việc vận hành các máy bay F-22 để đánh chặn máy bay Nga là rất tốn kém và rằng có "sự căng thẳng đối với các đơn vị của chúng tôi" do các hoạt động của Nga. Bộ Chỉ huy Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ báo cáo rằng không chỉ các cuộc xâm nhập của Nga ngày càng gia tăng, mà các máy bay Nga còn lượn lờ trong khu vực nhận dạng hàng giờ liền.
Vì vùng nhận dạng phòng không Alaska là không phận quốc tế, máy bay Nga có thể duy trì sự hiện diện liên tục trong đó một cách hợp pháp - nhưng Mỹ cần phải đánh chặn những máy bay như vậy và việc phụ thuộc vào F-22 để làm điều đó đã ngốn chi phí đáng kể. Ngược lại, các máy bay Nga như máy bay ném bom Tu-95 có chi phí hoạt động thấp, lý tưởng để bay trong thời gian dài và không thể bỏ qua do chúng có khả năng triển tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân với số lượng đáng kể. Chi phí để đảm bảo những chiếc F-22 bay trong thời gian dài như vậy cao hơn rất nhiều.
Tướng Không quân Glen VanHerck, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Phương Bắc của Mỹ (NORAD), hồi tháng 3 nói về các hoạt động của Nga: “Sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại là các cuộc đánh chặn phức tạp hơn - đa trục, nhiều nền tảng và thường thì chúng sẽ vào vùng nhận dạng phòng không và loanh quanh ở đó trong nhiều giờ. Đó sẽ là sự khác biệt đáng kể. Nhưng tại sao điều này vẫn tiếp diễn? Nó đang diễn ra như một cuộc cạnh tranh ngang hàng mà chúng ta đã nói đến”.
Vị tướng này nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ rằng vào năm 2020 “NORAD đã phải đối phó với nhiều chuyến bay quân sự của Nga ngoài khơi Alaska hơn những gì chúng tôi đã thấy trong bất kỳ năm nào kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc…Các hoạt động của Nga bao gồm nhiều chuyến bay của máy bay ném bom hạng nặng, máy bay chống tàu ngầm và các nền tảng thu thập thông tin tình báo gần Alaska. Những nỗ lực này cho thấy cả tầm hoạt động quân sự của Nga và cách họ diễn tập các cuộc tấn công tiềm tàng vào quê hương của chúng ta. Mùa hè năm ngoái, Hải quân Nga đã tập trung cuộc tập trận OCEAN SHIELD hàng năm vào phương pháp tiếp cận hàng hải của Nga ở Bắc Cực và Thái Bình Dương”. Ông Glen VanHerck nhấn mạnh rằng các hoạt động này đại diện cho một hình thức gửi thông điệp chiến lược.
Mỹ đã triển khai các máy bay chiến đấu F-35 đến Alaska vào năm 2020, loại máy bay này nhỏ hơn và ít yêu cầu bảo dưỡng hơn so với F-22 nhưng vẫn còn lâu mới sẵn sàng chiến đấu. Máy bay chiến đấu hạng nặng mới nhất của Mỹ, F-15EX, dự kiến sẽ nhận được một loại tên lửa không đối không tầm xa mới được thiết kế đặc biệt để vô hiệu hóa các máy bay cỡ lớn như máy bay ném bom.
End of content
Không có tin nào tiếp theo