Quốc tế

Nga nhắc Mistral khi Pháp mất hợp đồng 35 tỷ USD

Pháp đã mất hợp đồng đóng tàu ngầm phi hạt nhân trị giá 35 tỷ USD cho Australia sau một quyết định từ phía Mỹ.

Tên lửa phòng không Nga làm đảo lộn thị trường vũ khí / Bán S-500, Nga đã có vũ khí mạnh hơn...

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga- bà Maria Zakharova mới đây đã nhắc nhở Pháp rằng việc mất các hợp đồng quan trọng trị giá hàng tỷ USD đã trở thành chuyện thường tình đối với Paris.

Nhà ngoại giao Nga đã viết về điều này trên kênh Telegram của mình khi bình luận về việc Australia hủy bỏ hợp đồng đóng tàu ngầm và nhắc lại tình hình với thỏa thuận Nga - Pháp về tàu sân bay trực thăng Mistral ký năm 2011 với trị giá 1,2 tỷ USD.

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian cũng đang nói với công chúng về "cú đâm sau lưng", và "sự tức giận và cay đắng" mà Paris đã trải qua sau khi Canberra rút khỏi hiệp ước với công ty quốc phòng DCNS. Sau đó ông Le Drian đã yêu cầu Hoa Kỳ và Australia giải thích, mặc dù ông hoàn toàn biết rõ chuyện gì đang xảy ra.

Nga nhac Mistral khi Phap mat hop dong 35 ty USD
Pháp cũng từng mất thương vụ tàu sân bay trực thăng Mistral với Nga sau tác động từ Mỹ

Xin lưu ý vào tháng 4 năm 2016, DCNS đã trở thành người chiến thắng trong đấu thầu của Hải quân Australia, lực lượng muốn thay thế các tàu ngầm phi hạt nhân lớp Collins sẽ hết hạn sử dụng vào năm 2026.

Phía Australia đã hứa trả cho Pháp khoảng 50 tỷ AUD (35 tỷ USD) cho 12 tàu ngầm Shortfin Barracuda Block 1A (một phiên bản phi hạt nhân của các tàu ngầm hạt nhân đa năng thuộc dự án Barracuda).

Tuy nhiên vào mùa xuân năm 2021, giới truyền thông biết rằng "thỏa thuận thế kỷ" đang có nguy cơ thất bại khi người Pháp không muốn chia sẻ các công nghệ chủ chốt, trong khi phía Australia khăng khăng rằng các tàu ngầm phải được đóng trên lãnh thổ của họ.

Tới ngày 15 tháng 9 năm 2021, Australia, Anh và Hoa Kỳ đã ký một liên minh quốc phòng ba bên - AUUKUS, nhằm chống lại "chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc" ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương vì lợi ích "an ninh và thịnh vượng".

Là một phần của khối quân sự mới, Australia sẽ lần đầu tiên được hỗ trợ công nghệ đóng tàu ngầm hạt nhân để cạnh tranh ngang hàng với Trung Quốc. London và Washington hứa sẽ hỗ trợ đồng minh với tất cả các nguồn lực hiện có. Khi đã có tàu ngầm hạt nhân dĩ nhiên Canberra không cần đến tàu ngầm phi hạt nhân của Pháp nữa.

 

Vũ khí - Khí tài
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm