Quốc tế

Ngạc nhiên cách máy bay J-20 Trung Quốc đối phó với F-22

Theo các chuyên gia quân sự, để bù đắp các yếu kém về thiết kế tổng thể trên J-20, Trung Quốc đã trang bị cho dòng tiêm kích này một chiến thuật tấn công đặc biệt để có thể đối phó các nhưng chiếc tiêm kích tàng hình khác đến từ Mỹ hay Nga.

Mỹ bị nghi dùng trực thăng chở 40 tấn vàng của IS ra khỏi Syria / Iran "trình làng" tàu ngầm tự chế tối tân

Theo các chuyên gia quân sự, mặc dù được đánh giá là máy bay chiến đấu thế hệ 5 sở hữu khả năng tàng hình vượt qua nhiều hệ thống radar phòng không đồng thời được trang bị nhiều loại hỏa lực mạnh, song so với tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ, máy bay J-20 của Trung Quốc vẫn còn nhiều điểm hạn chế.
Chính vì vậy, để khắc phục các nhược điểm này Không quân Trung Quốc đã sử dụng biên đội bay cho J-20 (mỗi biên đội hai máy bay) trong tác chiến trên không. Khi đó, dưới sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm hoặc máy bay trinh sát không người lái, J-20 sẽ có ít nhất 3 kiểu chiến thuật tấn công dưới đây:
Ngac nhien cach may bay J-20 Trung Quoc doi pho voi F-22
Biên đội 2 chiếc J-20 huấn luyện tác chiến. Ảnh: Zhongguokongjun

Thứ nhất, cả 2 máy bay đều không bật radar, chỉ dựa vào thiết bị tác chiến điện tử thụ động tiếp nhận tín hiệu radar từ máy bay đối phương, dựa vào hệ thống định vị thụ động của 2 máy bay để phát hiện vị trí hoạt động của máy bay đối phương.
Tuy nhiên, phương pháp định vị này có độ chính xác không cao, tốc độ tích hợp chậm, thông thường chỉ sử dụng để xác định hướng và cự ly sơ bộ, đợi đến khi 2 máy bay bay vào vị trí nghi là có mục tiêu mới bật radar để tiến hành phát hiện chính xác.
Khi đó, máy bay bật radar thông thường là máy bay số 2, bởi vì máy bay số 2 thường bay phía sau. Sau khi phát hiện mục tiêu, máy bay số 1 và số 2 thông qua dữ liệu được cung cấp qua đường truyền dữ liệu, có thể nhanh chóng biết được kết quả phát hiện, máy bay số 1 tuy cách mục tiêu với khoảng cách gần nhưng không bộc lộ vị trí của mình có thể nhanh chóng phát động tấn công.
Thứ hai, chỉ một máy bay J-20 trong biên đội bật radar và máy bay còn lại sẽ được hỗ trợ bởi máy bay cảnh báo sớm, do vậy J-20 chỉ sử dụng chiến thuật để nhử máy bay đối phương bay đến trước.
Đặc biệt khi máy bay đối phương là máy bay tàng hình hoặc khi khó phát hiện máy bay chiến đấu của đối phương. Máy bay không bật radar phục kích ở gần đó, máy bay bật radar dụ nhử địch, đợi máy bay địch bay vào sẽ thực hành phục kích.

Ngac nhien cach may bay J-20 Trung Quoc doi pho voi F-22-Hinh-2
Máy bayJ-20 huấn luyện tác chiến. Ảnh: Zhongguokongjun

Thứ ba, cả hai máy bay đều bật radar. Chiến thuật này thông thường nhằm mở rộng tối đa phạm vi thăm dò trinh sát, tránh để lọt mục tiêu, nhưng radar của hai máy bay phải sử dụng kỹ thuật kiểm soát công suất hoặc mở máy thay phiên nhau để đề phòng bị tình báo điện tử hoặc thiết bị tác chiến điện tử của địch phát hiện.
Với các chiến thuật tác chiến này, nhiệm vụ của máy bay số 1 là dẫn bay, chỉ huy, đồng thời phụ trách cảnh giới cơ động phía sau, trong khi đó máy bay số 2 thực hiện cơ động, phòng thủ vùng mù radar phía sau trong cự ly nhất định, đồng thời sẽ lệch sang trái hoặc lệch sang phải ngay sau máy bay số 1 để phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu.
Từ một vài điểm trên có thể thấy Không quân Trung Quốc chưa thực sự tin tưởng vào sức mạnhcủa J-20 và các chiến thuật tấn công đặc biệt sẽ giúp khắc phục các nhược điểm chưa thể khắc phục trêndòng tiêm kích tàng hình này. Và Trung Quốc vẫn còn khá nhiều việc cần làm để hoàn thiện chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 5 đầu tiên của mình.
Vũ khí - khí tài
Theo kienthuc.net.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm