Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (15/11): Máy bay Su-57 không kích Luhansk, Israel mất 23% tổng số xe bọc thép

Quân sự thế giới hôm nay (15/11) có những thông tin chính sau: Máy bay Su-57 tiếp tục không kích ở Luhansk, Israel mất 23% tổng số xe bọc thép (88 chiếc) chỉ trong 5 ngày; danh sách 10 nước có quân đội mạnh nhất châu Phi.

Quân sự thế giới hôm nay (13/11): Máy bay ném bom tàng hình hạt nhân B-21 Raider lần đầu bay thử nghiệm / Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 13/11

* Máy bay Su-57 tiếp tục không kích Luhansk

Theo Military Watch, Không quân Nga tiếp tục triển khai máy bay chiến đấu Su-57 không kích các vị trí của lực lượng Ukraine ở khu vực Luhansk. Phía Nga chưa xác nhận thông tin nói trên, nhất là trong bối cảnh Ukraine đang kêu gọi phương Tây nhanh chóng chuyển giao máy bay chiến đấu F-16. Tuy nhiên, việc triển khai Su-57 trong tác chiến đã được nhắc đến ngay từ những tuần đầu tiên khi bắt đầu diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

Military Watch cũng trích báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh đưa ra hồi đầu năm nay xác nhận máy bay Su-57 đã “không kích Ukraine bằng tên lửa không đối đất hoặc không đối không tầm xa... ít nhất là từ tháng 6 năm 2022”. Hồi tháng 2 vừa qua, hãng tin The Conversation của Anh cũng đưa tin “Máy bay MiG-31 và Su-57 của Nga đã sử dụng tên lửa tầm xa siêu thanhR-37M tấn công lực lượng Ukraine từ khoảng cách hơn 200km”.

Quân sự thế giới hôm nay (15-11): Máy bay Su-57 không kích Luhansk, Israel mất 23% tổng số xe bọc thép
Máy bay Su-57 của Nga. Ảnh: Military Watch.

Có thể thấy sức mạnh của Không quân Nga đã tăng lên đáng kể sau hơn một năm xung đột. Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đã giúp Không quân Nga trở thành lực lượng duy nhất trên thế giới có kinh nghiệm vận hành máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trong tác chiến cường độ cao. F-35 của Mỹ mới chỉ được triển khai tấn công các mục tiêu không được phòng thủ và tác chiến không đối không tầm ngắn với máy bay không người lái và tên lửa hành trình (như trong xung đột Hamas-Israel), còn J-20 của Trung Quốc thì chưa bao giờ được đưa vào thực chiến.

Trong khi đó, Su-57 được triển khai tấn công lực lượng Ukraine vốn được trang bị các hệ thống phòng không tiên tiến và sở hữu nhiều máy bay chiến đấu uy lực. Chính điều này giúp Su-57 tiếp tục được cải tiến về thiết kế và tính năng kỹ-chiến thuật qua thực chiến.

* Israel mất 23% tổng số xe bọc thép chỉ trong 5 ngày

Bulgarian Military ngày 13-11 đưa tin, hình ảnh vệ tinh ở khu vực Tây Bắc Gaza cho thấy dường như như Quân đội Israel đã phải chịu tổn thất đáng kể, với 23% tổng số xe bọc thép bị loại khỏi vòng chiến đấu chỉ trong 5 ngày. Với 383 xe bọc thép hiện đang được sử dụng, tỷ lệ này tương đương với con số 88 xe bọc thép hiện không còn có thể tìm thấy trong khu vực qua hình ảnh vệ tinh.

Israel đã chia cắt Dải Gaza thành hai phần, nhưng các video clip cũng cho thấy rõ ràng là lực lượng Hamas đã nhiều lần vô hiệu hóa xe tăng và xe bọc thép của Israel một cách hiệu quả với hàng loạt các kỹ-chiến thuật phức tạp, trong số đó có việc sử dụng chất nổ đặt thẳng lên các phương tiện bọc thép, vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ chủ động của chúng, hay việc sử dụng súng chống tăng phóng nhiều loạt liên tục. Ngoài ra, ngay từ đầu tháng 10, đã có những báo cáo xác nhận đã xảy ra các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào các đơn vị thiết giáp của Israel hoạt động bên ngoài Dải Gaza.

Quân sự thế giới hôm nay (15-11): Máy bay Su-57 không kích Luhansk, Israel mất 23% tổng số xe bọc thép
Theo Bulgarian Military, Israel mất 88 xe tăng và thiết giáp các loại chỉ trong 5 ngày. Ảnh: Army Recognition

Bên cạnh đó, những tổn thất về thiết giáp của Israel đã gia tăng trong thời gian gần đây do xung đột cũng nổ ra ở khu vực biên giới Israel với Lebanon và các đơn vị chống tăng của Hezbollah sử dụng vũ khí chống tăng hiện đại hơn nhiều so với những vũ khí hiện có của Hamas.

 

* 10 quân đội mạnh nhất châu Phi

Military Africa mới đây đưa ra danh sách 10 quân đội mạnh nhất châu Phi dựa trên các yếu tố: Ngân sách quốc phòng, số lượng quân thường trực, khí tài quân sự, năng lực sẵn sàng chiến đấu (gồm các yếu tố như đào tạo, hậu cần và khả năng sẵn sàng triển khai lực lượng), và ảnh hưởng địa chính trị. Dưới đây là danh sách 10 nước có quân đội mạnh nhất châu Phi, xếp theo thứ tự từ mạnh nhất và giảm dần.

1. Ai Cập

- Ngân sách quốc phòng: Khoảng 4,4 tỷ USD

- Quân thường trực: 450.000 tại ngũ, 800.000 dự bị.

 

- Khí tài chủ chốt: Máy bay chiến đấu, xe tăng, súng pháo, tàu ngầm

- Ai Cập đã tham gia một số cuộc xung đột, trong đó có Chiến tranh vùng Vịnh và cuộc xung đột đang diễn ra ở Yemen.

2. Algérie (Algeria)

- Ngân sách quốc phòng: Khoảng 10 tỷ USD

- Quân thường trực: 130.000 tại ngũ, 150.000 dự bị

 

- Khí tài chủ chốt: Máy bay chiến đấu, xe tăng, súng pháo

- Algérie tham gia vào một số cuộc xung đột, trong đó có Nội chiến Algeria và cuộc xung đột đang diễn ra ở Mali.

Quân sự thế giới hôm nay (15-11): Máy bay Su-57 không kích Luhansk, Israel mất 23% tổng số xe bọc thép
Danh sách 10 nước có quân đội mạnh nhất châu Phi. Ảnh: Military Africa.

3. Nam Phi

- Ngân sách quốc phòng: Khoảng 4,3 tỷ USD

- Quân thường trực: 78.000 tại ngũ, 17.000 dự bị

 

- Khí tài chủ chốt: Máy bay chiến đấu, xe tăng, tàu ngầm

- Nam Phi tham gia một số nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, bao gồm hoạt động ở Cộng hòa dân chủ Congo và Sudan.

4. Nigeria

- Ngân sách quốc phòng: Khoảng 2,4 tỷ USD

- Quân thường trực: 120.000 tại ngũ, 80.000 dự bị

 

- Khí tài chủ chốt: Máy bay chiến đấu, xe tăng, súng pháo

- Nigeria đã tham gia vào một số cuộc xung đột, trong đó có hoạt động chống nhóm phiến quân Boko Haram ở Đông Bắc nước này.

5. Ethiopia

- Ngân sách quốc phòng: Khoảng 400 triệu USD

- Quân thường trực: 180.000 tại ngũ, 150.000 dự bị

 

- Khí tài chủ chốt: Máy bay chiến đấu, xe tăng, súng pháo

- Ethiopia đã tham gia vào một số cuộc xung đột, trong đó có Nội chiến Ethiopia và cuộc xung đột đang diễn ra ở Somalia.

6. Morocco

- Ngân sách quốc phòng: Khoảng 3,4 tỷ USD

- Quân thường trực: 200.000 tại ngũ, 150.000 dự bị

 

- Khí tài chủ chốt: Máy bay chiến đấu, xe tăng, súng pháo

- Marocco từng tham gia một số cuộc xung đột, trong đó có xung đột Tây Sahara.

7. Sudan

- Ngân sách quốc phòng: Khoảng 2,2 tỷ USD

- Quân thường trực: 109.000 tại ngũ, 150.000 dự bị

 

- Khí tài chủ chốt: Máy bay chiến đấu, xe tăng, súng pháo

- Sudan đã tham gia một số cuộc xung đột, bao gồm cả cuộc xung đột đang diễn ra ở Darfur.

8. Kenya

- Ngân sách quốc phòng: Khoảng 800 triệu USD

- Quân thường trực: 24.000 tại ngũ, 5.000 dự bị

 

- Khí tài chủ chốt: Máy bay chiến đấu, xe tăng, súng pháo

- Kenya đã tham gia vào một số nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, bao gồm cả ở Somalia và Nam Sudan.

9. Tanzania

- Ngân sách quốc phòng: Khoảng 600 triệu USD

- Quân thường trực: 30.000 tại ngũ, 50.000 dự bị

 

- Khí tài chủ chốt: Máy bay chiến đấu, xe tăng, súng pháo

- Tanzania đã tham gia vào một số nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, bao gồm hoạt động ở Cộng hòa dân chủ Congo và Sudan.

10. Angola

- Ngân sách quốc phòng: Khoảng 3,5 tỷ USD

- Quân thường trực: 107.000 tại ngũ, 500.000 dự bị

 

- Khí tài chủ chốt: Máy bay chiến đấu, xe tăng, súng pháo

- Angola đã tham gia một số cuộc xung đột, trong đó có Nội chiến Angola và cuộc xung đột đang diễn ra ở Cộng hòa dân chủ Congo.

- Video: Tàu hộ vệ Fremm – “Gã khổng lồ” trên biển của Hải quân Pháp.

Vũ khí - Khí tài

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm