Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (17/9): Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 sẽ được trang bị tên lửa hành trình có tầm bắn 6.500km

Quân sự thế giới hôm nay (17/9) có những nội dung sau: Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga sẽ được trang bị tên lửa hành trình với tầm bắn 6.500km, Boeing bắt đầu thử nghiệm UAV tiếp nhiên liệu MQ-25 Stingray, Hải quân Indonesia ký hợp đồng mua hệ thống cứu hộ tàu ngầm.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 15/9 / Súng trường tấn công VHS-D2 của Croatia

* Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga sẽ được trang bị tên lửa hành trình tầm bắn 6.500km

Một đoạn video được Bộ Quốc phòng Nga đăng tải tiết lộ, máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của nước này sẽ được trang bị tên lửa hành trình Kh-BD mới, với tầm bắn lên tới hơn 6.500km.

Trung tướng Sergei Kobylash, Tư lệnh Lực lượng Không quân tầm xa, đã giải thích với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại sân bay Knevichi ở Vladivostok rằng máy bay sẽ có hai băng, mỗi băng mang được 6 tên lửa Kh-BD có tầm bắn lên tới 6.500km.

Quân sự thế giới hôm nay (17-9): Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 sẽ được trang bị tên lửa hành trình có tầm bắn 6.500km
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga sẽ được trang bị hành trình với tầm bắn 6.500km. Ảnh: defencetalk.com

Thời gian qua, có những đồn đoán liên quan đến vật liệu chế tạo tên lửa hành trình Kh-BD. Có thông tin cho rằng, tên lửa được làm bằng vật liệu composite tiên tiến, giúp tăng cường độ bền và khả năng tàng hình.

Những vật liệu này được cho là giúp tên lửa “trốn” các hệ thống radar, cho phép nó xuyên thủng hệ thống phòng thủ của đối phương hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là đây chỉ là suy đoán và không được xác nhận bởi các nguồn tin chính thức.

Cũng có tin đồn xung quanh đầu đạn của tên lửa hành trình Kh-BD. Một số nguồn tin cho rằng tên lửa được trang bị đầu đạn nổ thông thường, trong khi những nguồn khác cho rằng, nó có thể có tùy chọn đầu đạn hạt nhân.

Hiện tại, các thông số kỹ thuật của Kh-BD vẫn chưa được tiết lộ. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng tên lửa có khả năng thay đổi hành trình trong khi bay, khiến việc đánh chặn trở nên khó khăn hơn. Thông tin chính thức về tầm hoạt động, khả năng cơ động và các đặc tính hiệu suất khác của Kh-BD vẫn còn rất hạn chế và không được công bố rộng rãi.

Trong một diễn biến khác, trong một cuộc họp mặt tại trụ sở Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vào ngày 16-9, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã tiết lộ rằng, hàng chục tàu hải quân tiên tiến sẽ gia nhập hàng ngũ hải quân Nga, trong đó có tàu khu trục Đô đốc Golovko, tàu ngầm tuần dương Hoàng đế Alexander III và tàu ngầm hạt nhân Krasnoyarsk.

 

* Boeing bắt đầu thử nghiệm UAV tiếp nhiên liệu MQ-25 Stingray phát triển cho Hải quân Mỹ

Tập đoàn Boeing mới đây thông báo đang bắt đầu thử nghiệm máy bay tiếp liệu không người lái MQ-25 Stingray đầu tiên được phát triển cho Hải quân Mỹ.

MQ-25 là máy bay không người lái được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không cho các phương tiện chiến đấu trên không khác của Hải quân và Không quân Mỹ. Hiện MQ-25 đã được đưa ra khỏi dây chuyền sản xuất và bắt đầu thử nghiệm tĩnh. Việc thử nghiệm tĩnh cho phép các kỹ sư phân tích tính toàn vẹn cấu trúc của khung máy bay mà chưa cần thực hành bay. Được biết, đây là chiếc đầu tiên trong tổng số 9 chiếc MQ-25 Stingray bắt buộc phải vượt qua các bài kiểm tra này.

Tập đoàn Boeing lưu ý, sau khi quá trình thử nghiệm tĩnh hoàn tất, máy bay không người lái sẽ tiến tới thử nghiệm trọng tải để kiểm tra sức chịu tải của máy bay. Đây là một phần kiểm tra khả năng bay và độ bền trước khi máy bay bắt đầu chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

Hình ảnh đầu tiên về máy bay tiếp liệu không người lái MQ-25 Stingray.

Theo quan sát trong video, thân của MQ-25 có những nét tương đồng với máy bay T-1 về mặt thiết kế cấu trúc. Mẫu MQ-25 của Boeing có hệ thống đẩy mạnh mẽ cung cấp bởi một động cơ phản lực cánh quạt Rolls-Royce AE 3007N. Động cơ đặc biệt này có khả năng tạo ra lực đẩy 10.000 pound, tương đương 44 Kilonewton.

 

Mặc dù khả năng tàng hình của máy bay bị giảm đi so với các UAV tương tự, MQ-25 vẫn có một loạt tính năng nổi trội. Chúng bao gồm thiết kế thân máy bay được tối ưu hóa cho khả năng tàng hình, cửa hút gió phẳng giúp che chắn các cánh động cơ khỏi sự phát hiện của radar, và phần đuôi hình chữ V.

* Hải quân Indonesia ký hợp đồng mua hệ thống cứu hộ tàu ngầm

Một thương vụ trị giá 100 triệu USD đã được ký giữa Công ty SMP có trụ sở tại Vương quốc Anh và Hải quân Indonesia. Theo đó, SMP sẽ cung cấp hệ thống cứu hộ tàu ngầm (SRS) tiên tiến cho Hải quân Indonesia. SRS được vận hành trên một tàu mẹ được thiết kế đặc biệt với chiều dài 92,5m, một sáng tạo hợp tác giữa công ty tư vấn thiết kế Houlder và đối tác BTI Defence của Indonesia.

Quân sự thế giới hôm nay (17-9): Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 sẽ được trang bị tên lửa hành trình có tầm bắn 6.500km
Một trong những đặc điểm nổi bật của SRV-F Mk 3 là khả năng lặn sâu. Ảnh: Defensetalk

Hợp đồng kéo dài 3 năm sẽ bao gồm việc sản xuất một phương tiện cứu hộ tàu ngầm bơi tự do mới (được chỉ định là SRV-F Mk 3), một phương tiện điều khiển từ xa (IROV), hệ thống giảm áp và cung cấp đào tạo cho các nhà điều hành và kỹ sư bảo trì củaIndonesia.

Một trong những đặc điểm nổi bật của SRV-F Mk 3 là khả năng lặn sâu (500m) và khả năng chở tới 50 người cùng một lúc, đảm bảo cứu toàn bộ thủy thủ đoàn của một chiếc tàu ngầm thông thường.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm