Quốc tế

Sau Ấn Độ, Iran là đối tác đặc biệt sẽ được Nga cấp phép sản xuất Su-30?

Trang Iran Observer cho rằng Tehran đang chờ giấy phép từ Nga để sản xuất Su-30, đặc biệt khi cơ sở chế tạo đã sẵn sàng.

Vệ tinh bí ẩn của Nga khiến Lầu Năm Góc bối rối / Thất bại của xe tăng T-72M1 và T-80U trước Leopard 2A4 vào năm 1994 cho thấy điều gì?

Độ tin cậy của thông tin nói trên chưa thể được xác nhận tại thời điểm này. Nhưng đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên báo chí nói về việc Nga - Iran cùng sản xuất Su-30 Flanker-C.

Độ tin cậy của thông tin nói trên chưa thể được xác nhận tại thời điểm này. Nhưng đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên báo chí nói về việc Nga - Iran cùng sản xuất Su-30 Flanker-C.

Năm 2016, hãng thông tấn Fars News dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Iran - Tướng Hossein Dehkan cho biết họ sẽ sản xuất

Năm 2016, hãng thông tấn Fars News dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Iran - Tướng Hossein Dehkan cho biết họ sẽ sản xuất "một số lượng không được tiết lộ" tiêm kích Su-30, Nga và Iran sẽ ký một hiệp ước về sự hợp tác này.

Hãng thông tấn Nga Sputnik News cũng ủng hộ tuyên bố của Fars News khi cho rằng có thể vào ngày 16/2/2016, Nga và Iran sẽ ký kết hiệp ước nói trên. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra, và tin tức vẫn còn ở trong tình trạng chưa xác nhận cho đến ngày hôm nay.

Hãng thông tấn Nga Sputnik News cũng ủng hộ tuyên bố của Fars News khi cho rằng có thể vào ngày 16/2/2016, Nga và Iran sẽ ký kết hiệp ước nói trên. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra, và tin tức vẫn còn ở trong tình trạng chưa xác nhận cho đến ngày hôm nay.

Su-30 đã lọt vào tầm ngắm của Iran trong nhiều năm. Khi lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc được dỡ bỏ, bên cạnh các hệ thống phòng không S-300 và S-400, Tehran lại bắt đầu nói về Su-30.

Su-30 đã lọt vào tầm ngắm của Iran trong nhiều năm. Khi lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc được dỡ bỏ, bên cạnh các hệ thống phòng không S-300 và S-400, Tehran lại bắt đầu nói về Su-30.

 

Tehran bất ngờ chuyển hướng sang Su-35 khi thương vụ giữa Nga và Ai Cập thất bại, những chiếc Flanker-E dự định giao cho Cairo bỗng không có người nhận, trong khi Tehran đang muốn sớm có máy bay chiến đấu thế hệ mới.

Tehran bất ngờ chuyển hướng sang Su-35 khi thương vụ giữa Nga và Ai Cập thất bại, những chiếc Flanker-E dự định giao cho Cairo bỗng không có người nhận, trong khi Tehran đang muốn sớm có máy bay chiến đấu thế hệ mới.

Theo quan điểm của Nga, việc hợp tác sản xuất Su-30 “được cho là” là một tin tốt, đặc biệt sau khi Moskva hứng chịu vô số lệnh cấm vận, khiến vũ khí - một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này không tìm được khách hàng mới.

Theo quan điểm của Nga, việc hợp tác sản xuất Su-30 “được cho là” là một tin tốt, đặc biệt sau khi Moskva hứng chịu vô số lệnh cấm vận, khiến vũ khí - một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này không tìm được khách hàng mới.

Trong lúc đó, Iran không phải lo ngại những biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt, Cộng hòa Hồi giáo rất cần máy bay chiến đấu Nga khi họ đứng trước nguy cơ bị tấn công vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi.

Trong lúc đó, Iran không phải lo ngại những biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt, Cộng hòa Hồi giáo rất cần máy bay chiến đấu Nga khi họ đứng trước nguy cơ bị tấn công vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi.

 

F-14A Tomcat là máy bay chiến đấu hiện đại nhất mà Iran có trong biên chế. Vào thời điểm những năm 1970, đây là tiêm kích rất hiện đại. Tuy nhiên ngày nay nó không thể đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh.

F-14A Tomcat là máy bay chiến đấu hiện đại nhất mà Iran có trong biên chế. Vào thời điểm những năm 1970, đây là tiêm kích rất hiện đại. Tuy nhiên ngày nay nó không thể đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh.

Khayal Muazzin - một nhà báo nổi tiếng người Iran cũng đã gợi ý rằng Tehran có thể tập trung nỗ lực vào việc sản xuất Su-30, sự hợp tác giữa Iran và Nga mang theo kỳ vọng lớn, đó là một chiếc Su-30 do Iran sản xuất.

Khayal Muazzin - một nhà báo nổi tiếng người Iran cũng đã gợi ý rằng Tehran có thể tập trung nỗ lực vào việc sản xuất Su-30, sự hợp tác giữa Iran và Nga mang theo kỳ vọng lớn, đó là một chiếc Su-30 do Iran sản xuất.

Có vẻ như Tehran, hoặc ít nhất là ý kiến của một bộ phận công chúng ở Iran cho rằng một lực lượng không quân chất lượng không chỉ có nghĩa là mua máy bay chiến đấu từ Nga mà còn cả việc sản xuất trong nước.

Có vẻ như Tehran, hoặc ít nhất là ý kiến của một bộ phận công chúng ở Iran cho rằng một lực lượng không quân chất lượng không chỉ có nghĩa là mua máy bay chiến đấu từ Nga mà còn cả việc sản xuất trong nước.

 

Có cơ sở cho một diễn biến như vậy, đặc biệt là khi chiếc máy bay này đã được sản xuất bên ngoài nước Nga. Iran sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của Nga có được trong quá trình sản xuất Su-30 lâu dài tại Ấn Độ.

Có cơ sở cho một diễn biến như vậy, đặc biệt là khi chiếc máy bay này đã được sản xuất bên ngoài nước Nga. Iran sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của Nga có được trong quá trình sản xuất Su-30 lâu dài tại Ấn Độ.

Iran thậm chí có thể đi một con đường ngắn hơn Ấn Độ nếu được Nga cấp giấy phép sản xuất tiêm kích Su-30, vì giờ đây nước này sẽ tránh được những sai lầm mắc phải ngay từ đầu.

Iran thậm chí có thể đi một con đường ngắn hơn Ấn Độ nếu được Nga cấp giấy phép sản xuất tiêm kích Su-30, vì giờ đây nước này sẽ tránh được những sai lầm mắc phải ngay từ đầu.

Một chiếc Su-30 nội địa sẽ là bước tiến lớn trong việc cải thiện năng lực của Không quân Iran. Việc sản xuất như vậy có thể sẽ mở rộng khả năng của Tehran trong việc phát triển các thành phần tiên tiến như radar, hệ thống điện tử hàng không...

Một chiếc Su-30 nội địa sẽ là bước tiến lớn trong việc cải thiện năng lực của Không quân Iran. Việc sản xuất như vậy có thể sẽ mở rộng khả năng của Tehran trong việc phát triển các thành phần tiên tiến như radar, hệ thống điện tử hàng không...

 

Ngay cả khi đi theo con đường dài của Ấn Độ, Iran có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của Nga trong việc phát triển tên lửa không đối không nội địa. Việc tích hợp vũ khí này vào Su-30 của Iran sẽ được ca ngợi là một thành công.

Ngay cả khi đi theo con đường dài của Ấn Độ, Iran có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của Nga trong việc phát triển tên lửa không đối không nội địa. Việc tích hợp vũ khí này vào Su-30 của Iran sẽ được ca ngợi là một thành công.

Từ góc độ địa chính trị, một nhà máy ở Iran để sản xuất Su-30 sẽ thay đổi tình hình khu vực. Israel vốn đã lo lắng về Su-35 của Iran sẽ ngày càng cảm thấy bất an nhiều hơn.

Từ góc độ địa chính trị, một nhà máy ở Iran để sản xuất Su-30 sẽ thay đổi tình hình khu vực. Israel vốn đã lo lắng về Su-35 của Iran sẽ ngày càng cảm thấy bất an nhiều hơn.

Cuối cùng, khả năng Iran sản xuất Su-30 cùng với những bước tiến về quân sự tiếp theo chắc chắn sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

Cuối cùng, khả năng Iran sản xuất Su-30 cùng với những bước tiến về quân sự tiếp theo chắc chắn sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm