Quốc tế

Sứ mệnh bí mật của các tàu hộ vệ Hạm đội Baltic Nga ở Bắc Đại Tây Dương

Vì sao Hạm đội Baltic Hải quân Nga nhận lệnh "mò" tới tận Bắc Đại Tây Dương là câu hỏi đang khiến giới tướng lĩnh NATO đau đầu và có dấu hiệu cho thấy đâu đó đã có sự hoảng loạn.

Boeing phát triển loại vũ khí thay thế tên lửa hành trình / Dự trữ vàng và ngoại tệ của Belarus "giảm không phanh"

Hạm đội Baltic nhận lệnh "mò" tới tận Bắc Đại Tây Dương

Thoạt nhìn - đây là điều hoàn toàn bình thường. Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, một đội tàu chiến nhỏ gồm chiếc tàu hộ vệ "Stoiky" và chiếc tàu đổ bộ cỡ lớn "Korolev" đã khởi hành từ thành phố cảng Baltyisk thẳng tiến tới Đại Tây Dương.

Trong thông báo chính thức nêu rõ rằng tàu "Korolev" còn mang theo các đội đặc nhiệm chống khủng bố thuộc thành phần lực lượng lính thuỷ đánh bộ của Hạm đội Baltic.

Các lính thuỷ đánh bộ sẽ tiến hành diễn tập chống những cuộc tấn công từ bờ biển trong lúc các tàu chiến đi ngang qua eo biển và khi đang buông neo tại những khu vực không được bảo vệ.

Tiếp đến là một loạt những lộ trình dày đặc như mạng nhện của chuyến hải trình này: Tìm kiếm các tàu ngầm, tập dượt cho các đội điều khiển phương tiện phòng không,…

Tuy nhiên, không thể né tránh được câu hỏi: Chỉ để có được kinh nghiệm thực tiễn nói trên mà các thuỷ thủ Hạm đội Baltic nhận được lệnh mò tới tận Bắc Đại Tây Dương?

Thêm nữa, với khả năng giới hạn của tàu hộ vệ "Stoiky", giống như tất cả các tàu hộ vệ cùng đề án 20380 chỉ có thể hoạt động liên tục trên biển không tiếp tế không quá 15 ngày.

Như vậy, rất dễ hiểu: Tất cả những nhiệm vụ của đội tàu chiến được Bộ Quốc phòng Nga liệt kê, có thể được thực hiện một cách dễ dàng và đỡ tốn kém ở bất cứ thao trường nào của Hạm đội Baltic, ngay cạnh căn cứ đầu não của mình.

Như vậy, hoàn toàn có thể phỏng đoán một cách logic rằng "Stoiky" và "Korolev" được lệnh phải thoát ra khỏi những eo biển Baltic để thực hiện điều gì đó - điều mà người ta không thể công khai nói ra.

Các tàu chiến thuộc hạm đội Biển Baltic của Nga
Các tàu chiến thuộc hạm đội Biển Baltic của Nga
Sứ mệnh bí mật

Một số chuyên gia quân sự có tiếng đã phỏng đoán rằng mục đích ra khơi chính của tiểu đội tàu chiến này là chiếc tàu đổ bộ cỡ lớn "Korolev", còn "Stoiky" chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ.

Khi đó, tiểu đội này có thể sẽ thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm các căn cứ tối quan trọng của địch trong khu vực eo biển Baltic bằng phương thức đổ bộ. Lấy ví dụ, như sân bay nằm trên đảo Bornholm đang chặn lối vào biển Baltic từ hướng phía tây.

Giả thiết này nghe không mấy thuyết phục. Bởi vì, để đánh chiếm một sân bay tối quan trọng nằm sâu trong hậu phương của các nước NATO, thì thậm chí một đại đội đổ bộ-tấn công thuỷ quân lục chiến tăng cường (150 người với khí tài thiết giáp không thể nhét vừa khoang của một chiếc tàu đổ bộ cỡ lớn) cũng vẫn quá nhỏ bé.

Thậm chí nếu chiến dịch đổ bộ được yểm trợ từ trên không – vẫn cứ ít. Nhưng nếu không phải đổ bộ lên các eo biển, thì các chiến sĩ của Hạm đội Baltic tập dượt chiến dịch gì?

Để tìm câu trả lời, có thể nhìn vào thống kê công khai những chuyến hải trình ngắn ngày của Hạm đội Baltic tới Đại Tây Dương trong những năm gần đây. Ban đầu, 3-4 năm trước, các tàu hộ vệ đề án 20380 của Nga được cử tới đó 2-3 tuần và chỉ theo cặp. Thống kê như sau:

 

- Vào tháng 7/2016, nhóm tác chiến gồm các tàu hộ vệ "Boiky" và "Stoiky" đã đi tới Biển Bắc trong vòng nửa tháng;

- Hồi tháng 10 cùng năm, các tàu hộ vệ "Soobrazitelny" và "Boiky" đã tới Bắc Đại Tây Dương;

- Từ 07/4 đến hết 01/5/2017, "Soobrazitelny" và "Boiky" một lần nữa lại rời cảng Baltyisk để tới vịnh Saint-Malo và eo La-Manche;

- Từ 04 đến hết 15/6/2017, "Steregushy" và "Boiky" đã triển khai nhiệm vụ tuần tra trên Biển Bắc;

- Ngày 18/6/2018 đội các tàu chiến của Hạm đội Baltic bao gồm các tàu hộ vệ "Boiky", Stoiky", tàu dầu "Kola" và tàu kéo "Konetzky" đã lên đường tới Bắc Đại Tây Dương. Chúng trở về cảng vào ngày 08/7.

 

Sau đó, những chuyến hải trình ngắn hạn, nhưng định kỳ từ Baltyisk tới Đại Tây Dương vẫn tiếp tục với tần suất tương tự, nhưng thành phần các tiểu đội tàu chiến của Hạm đội Blatic có chút thay đổi.

Tuy nhiên, vẫn cùng một kiểu. Hiện giờ, mỗi một tiểu đội như thế bao gồm một chiếc tàu hộ vệ và một chiếc tàu đổ bộ với một đại đội lính thuỷ đánh bộ. Hoặc với các đội chống khủng bố - có thể gọi như thế nếu muốn.

Cho nên, chuyến hải trình lần này của "Stoiky" và "Korolev" qua vùng eo biển không phải là đầu tiên. Hồi tháng 10/2018, chiếc tàu hộ vệ "Boiky" và tàu đổ bộ cỡ lớn "Minsk" cũng thực hiện lộ trình tương tự.

Vào tháng 4/2019, cũng đôi tàu này đã thực hiện những nhiệm vụ diễn tập chiến đấu tương tự một lần nữa trên Đại Tây Dương. Sau vài tháng, chúng được thay thế bằng chiếc tàu hộ vệ "Boiky" và tàu đổ bộ cỡ lớn "Kaliningrad".

Về phương diện chiến đấu, các tính năng của từng tiểu đội tàu này rất hạn chế. Đặc biệt là các phương tiện phòng không của chúng. Những tổ hợp pháo cao xạ tự động AK-176 và AK-630 đã lỗi thời từ lâu của những tàu đổ bộ cỡ lớn đề án 775 kiểu như "Korolev" có thể gần như chẳng cần phải quan tâm.

 

Còn trên mỗi một chiếc tàu hộ vệ mới của Nga chỉ có vỏn vẹn một tổ hợp tên lửa phòng không 9K96 "Redut" với các ống phóng chưa 12 quả tên lửa 9M96M, 9M96E hoặc 48 quả tên lửa 9M100.

Như vậy có thể đủ để chống lại các cuộc tấn công từ trên không trong khu vực hoạt động của lực lượng không quân tiêm kích Nga. Nhưng lại quá ít để triển khai chiến đấu trên đại dương, mà dọc bờ có nhiều căn cứ quân sự của kẻ địch.

Sứ mệnh bí mật của các tàu hộ vệ Hạm đội Baltic Nga ở Bắc Đại Tây Dương: NATO lo sốt vó? - Ảnh 3.

Các tàu chiến thuộc hạm đội Biển Baltic của Nga

NATO lạnh gáy và hoảng loạn

Đúng như vậy, nhưng tại sao bộ tư lệnh của NATO lại phải hoảng loạn khi "Hạm đội hải quân Nga tăng cường hoạt động trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương"? Vài năm trước, Lầu Năm Góc đã quyết định nhanh chóng tái thiết Hạm đội 2 của Hải quân Mỹ, với căn cứ đóng tại Norfolk.

 

Đến năm 2011, chính Hạm đội 2 của Mỹ chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động thuận lợi cho Mỹ trên Bắc Đại Tây Dương. Nhưng sau đó, lực lượng này bị giải tán và hiện giờ họ đã thấy sai lầm.

Đô đốc Philip Jones, tư lệnh Hải quân Anh hồi năm 2018 từng tuyên bố về sự quan ngại sâu sắc đối với việc này.

Theo lời đô đốc Jones, ông nhận thấy "sự hồi sinh ngày càng mạnh mẽ về tiềm lực và quy mô hành động trong khu vực này" của Hạm đội Hải quân Nga. "Chúng ta phải phản ứng với điều đó", đô đốc Jones lý giải với kênh truyền hình Sky News.

Sẽ phải ứng như thế nào? Vì không thể nhanh chóng đóng mới các tàu chiến cho cả Hạm đội 2 của Mỹ, lẫn hạm đội đồng minh phía Luân Đôn, nên dự kiến sẽ tái thiết một lực lượng tàu chiến của các nước đồng minh sát với Anh và Na Uy. Lấy lực lượng nào để tái thiết?

Thậm chí từ Vùng Vịnh và Địa Trung Hải đang có những diễn biến hết sức nóng bỏng. Những ý tưởng này đã được tư lệnh Hải quân NATO, phó đô đốc Clive Johnstone chia sẻ trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Jane’s Defence Weekly hồi năm 2016.

 

Một phản ứng không phù hợp cho lắm đối với các chuyển hải trình của những tàu hộ vệ Hạm đội Baltic tới Bắc Đại Tây Dương. Nga cũng chẳng còn tàu chiến mặt nước nào triển khai tuần tra chiến đấu ở đó. Còn các tàu ngầm của Nga có hiện diện ở những vùng biển này hay không – điều mà công chúng không được phép biết.

Sứ mệnh bí mật của các tàu hộ vệ Hạm đội Baltic Nga ở Bắc Đại Tây Dương: NATO lo sốt vó? - Ảnh 5.

NATO 'lạnh gáy'

Không lẽ Hạm đội NATO cũng quan ngại sâu sắc đối với các chuyến hải trình thường kỳ, nhưng là quá cảnh của những tàu chiến Hạm đội Biển Bắc từ Địa Trung Hải đi qua La-Manche, Biển Bắc, Biển Na Uy và Biển Barentzevo để về nhà và ngược lại?

Đơn giản bởi vì đó chính những chuyển quá cảnh thông thường, chứ không phải là các cuộc tuần tra chiến đấu có mục đích tại các lãnh hải mà NATO quan ngại.

Nhưng điều này đúng nếu lưu ý tới những lộ trình chỉ của các tàu chiến mặt nước Nga tại vùng quần đảo Anh và Scandinavo.

 

Thực ra, điều khiến các đô đốc của Liên minh Bắc Đại Tây Dương đau đầu chính là những cuộc xuất kích của các tàu ngầm nguyên tử của Hạm đội hải quân Nga tới những vùng biển này. Sự xuất hiện của chúng ở đây liên quan như thế nào tới "những sứ mệnh" của các tàu hộ vệ Hạm đội Baltic?

Có thể thấy mọi thứ rất đơn giản: Những chuyến hải trình định kỳ của các tiểu đội tàu chiến Hạm đội Baltic tới Đại Tây Dương được phối hợp rất cụ thể với những cuộc đột kích của các tàu ngầm nguyên tử Nga từ bán đảo Kola.

Nếu đúng là như vậy, thì mọi thứ đang được trả về đúng chỗ của nó. Khi đó, với xác suất lớn có thể phỏng đoán rằng "Stoiky" và "Korolev", giống như những người anh em của mình từng thực hiện các sứ mệnh tương tự trong nhiều tháng trước đó, vào những ngày này được giao nhiệm vụ yểm trợ và bảo đảm cho các tàu ngầm hạt nhân Nga triển khai thông suốt trên Đại Tây Dương.

Không chỉ bằng sức mạnh từ vũ khí khá "khiêm tốn" của mình, mà còn cản trở các lực lượng chống hạm của NATO hoạt động, bao gồm cả bằng tiếng ồn từ những chân vịt của mình.

Trong trường hợp đó, tại sao thời gian gần đây cả các tàu đổ bộ cỡ lớn mang theo lực lượng lính thuỷ đánh bộ cũng được giao nhiệm vụ này? Nhiều khả năng là vì bộ tư lệnh Hạm đội hải quân phải tiết chế tuổi thọ động cơ của số ít các tàu hộ vệ hiện đại (hiện nay Nga chỉ có 4 tàu - "Stoiky", "Soobrazitelny", "Boiky" và "Steregushy").

 

Còn tiếng ầm ầm dưới nước của các tàu đổ bộ cỡ lớn của Nga còn kêu to hơn trước những hệ thống thuỷ âm của NATO – điều thực sự là ưu điểm lớn của chúng, giúp cho các tàu ngầm có thể ẩn náu an toàn hơn trước kẻ địch.

Thế còn đại đội thuỷ quân lục chiến trên các tàu đổ bộ cỡ lớn thì sao – không lẽ những chiếc tàu này ra khơi với các khoang trống rỗng? Hãy cứ để các lính thuỷ đánh bộ làm cho mọi thứ rối tinh lên bằng cách dựng một câu chuyện về "các đội chống khủng bố".

Tờ báo quân sự nổi tiếng Jane’s Defence Weekly đã chia sẻ về cơn đau đầu rất nặng nề hiện nay của tư lệnh Hải quân NATO, phó đô đốc Clive Johnstone. Vị tướng này chia sẻ rằng các tàu ngầm Nga trong những năm gần đây đột ngột gia tăng hoạt động tại Bắc Đại Tây Dương và thậm chí sẽ còn vượt qua cả mức độ của thời kỳ "chiến tranh Lạnh".

Theo lời phó đô đốc Johnstone, "Nga đã tạo ra một cú bật nhảy về công nghệ ấn tượng. Các tàu ngầm của người Nga hiện nay có tầm hoạt động rất xa, chúng được trang bị những hệ thống tốt nhất, tự do trong hành động".

Phó đô đốc người Anh cũng lưu ý về năng lực chiến đấu của các thuỷ thủ tàu ngầm Nga được nâng cao và bổ sung thêm rằng điều này khiến ông quan ngại và lo lắng. Ngoài ra, ông Clive Johnstone chia sẻ rằng ông không hiểu nguyên nhân nào khiến hạm đội tàu ngầm Nga tăng cường hoạt động.

 

Ông nói: "Khó có thể hiểu tại sao người Nga lại ngồi trong các tàu ngầm của mình ngay gần những hải cảng của chúng ta. Khó có thể hiểu tại sao họ lại nghiên cứu không gian nước ngay sát các quốc gia NATO, và không khó để đưa ra một loạt những kết luận từ điều này".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm