Quốc tế

Sukhoi giúp Su-33 lấy lại vị trí từ MiG-29K

Nhà sản xuất Sukhoi đã quyết định đổi vận cho tiêm kích hạm Su-33 bằng gói nâng cấp mới để cạnh tranh với đối thủ MiG-29K.

Tên lửa phòng không Nga làm đảo lộn thị trường vũ khí / Bán S-500, Nga đã có vũ khí mạnh hơn...

Cuối những năm 1970, Liên Xô quyết định phát triển một biến thể mới của Su-27 Flanker. Ban đầu được đặt tên là Su-27K, biến thể mới này sau đó được đổi tên thành Su-33 khi chính thức ra mắt vào năm 1998.

Dù bề ngoài có những điểm giống nhau, nhưng trên thực tế Su-33 có nhiều thay đổi so với Su-27: gầm được gia cố, thiết bị hạ cánh chắc chắn, cánh gập, sải cánh lớn hơn đáng kể và động cơ mạnh hơn.

Sukhoi giup Su-33 lay lai vi tri tu MiG-29K
Tiêm kích Su-33.

Những đặc điểm thiết kế này phù hợp với không gian và đường băng nhỏ hơn trên tàu sân bay. Dù kho vũ khí cũng khá giống với Su-27, nhưng Su-33 nổi bật hơn ở khả năng tương thích với tên lửa chống hạm Kh-41/Kh-31.

Tuy nhiên, do hạn chế trong thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tấn công mặt đất đã làm giảm đáng kể giá trị hoạt động của Su-33 trong vai trò là máy bay chiến đấu chủ lực trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.

Đến năm 2009, Hải quân Nga quyết định thay thế 30-35 chiếc Su-33 đang biên chế bằng MiG-29K cạnh tranh hơn, giá rẻ hơn và được cho rằng cơ động hơn.

Không bằng lòng với việc Su-33 bị hắt hủi, nhà sản xuất Sukhoi Nga quyết định nâng cấp dòng tiêm kích hạm này với hệ thống SVP-24-33 nhằm tăng hiệu quả khi tác chiến.

Với SVP-24-33, tiêm kích Su-33 sẽ ngắm mục tiêu trên không, trên biển hiệu quả hơn, khả năng tấn công mục tiêu đa dạng hơn, số lượng mục tiêu có thể tấn công cùng lúc tăng lên đáng kể so với phiên bản trước.

 

Một khi quá trình nâng cấp và thử nghiệm thành công, Su-33 sẽ khiến cơ hội cạnh tranh của MiG-29K trên tàu sân bay Kuznetsov gần như không còn dù chiến đấu cơ dòng MiG này được sản xuất để thế chỗ Su-33.

Một số chuyên gia cho rằng, ngay cả khi chưa nâng cấp, nhiều tính năng của tiêm kích Su-33 vẫn đủ khiến MiG-29K hít khói. Phó Chủ tịch Học viện các vấn đề địa chính trị, tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov nói:

"Bán kính hoạt động của máy bay Su-33 gấp khoảng một lần rưỡi so với MiG-29K, Su-33 có thể mang nhiều tên lửa hơn và có thể giải quyết nhiều nhiệm vụ hơn và nó không chỉ tiêu diệt máy bay, mà tiêu diệt cả các mục tiêu trên mặt đất và trên mặt nước. Vì vậy không cần từ bỏ hoàn toàn Su-33".

Song việc sản xuất hàng loạt Su-33 đã bị đình chỉ mấy năm trước đây. Vì vậy để sản xuất các máy bay mới loại này sẽ phải khôi phục dây chuyền của nhà máy chế tạo máy bay ở Komsomolsk. Khác với Su-33, việc sản xuất MiG đã được thưc hiện ổn định đế bán cho Ấn Độ.

Nhưng các máy bay MiG không thể giúp hạm đội Nga trở thành hạm đội có không quân thực thụ. Tình trạng kỹ thuật của tàu Kuznetsov buộc phải mong ước lựa chọn tốt hơn và phiên bản nâng cấp của Su-33 được cho sẽ mang lại sức mạnh mới.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm