Quốc tế

Tại sao được Mỹ tặng siêu tàu sân bay nhưng Ấn Độ từ chối để rồi nuối tiếc?

Một năm trước khi tàu sân bay USS Kitty Hawk nghỉ hưu năm 2009, Mỹ từng đề nghị tặng lại chiếc tàu 82.000 tấn này cho phía Ấn Độ với điều kiện nước này phải mua tiêm kích hạm F/A-18E/F của Mỹ, tuy nhiên Ấn Độ đã từ chối.

Chuyên gia Nga giải thích vì sao Mỹ nên lo sợ tổ hợp EW chiến lược Murmansk-BN / Mỹ phải từ bỏ pháo điện từ và thay thế bằng tên lửa cho khu trục Zumwalt

Trong năm 2008, đã xuất hiện thông tin cho biết Mỹ sẵn sàng "bàn giao miễn phí" tàu sân bay USS Kitty Hawk cho Ấn Độ, với điều kiện New Delhi phải mua tiêm kích hạm do Mỹ sản xuất. Mặc dù vậy, Hải quân Ấn Độ đã đưa ra lời từ chối với lý do con tàu quá cũ. Thay vào đó, họ triển khai chương trình đóng tàu sân bay nội địa và tiếp nhận chiếc INS Vikramaditya được hoán cải từ tàu Đô đốc Gorshkov mua từ Nga.

Nhiều chuyên gia cho rằng, tuy có tuổi đời lớn hơn tàu sân bay INS Vikramaditya, nhưng USS Kitty Hawk lại có nhiều ưu điểm vượt trội như trọng tải lớn hơn 82.200 tấn so với 45.000 tấn, hệ thống đường băng với máy phóng hơi nước hiện đại và cho phép máy bay tiêm kích hạm có thể mang tải trọng vũ khí lớn hơn, cuối cùng, nếu Ấn Độ trang bị tiêm kích hạm hạng nặng FA-18E/F Super Hornet sẽ có sức mạnh hơn hẳn tiêm kích hạm hạng trung MiG-29K vốn vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm.
INS Vikramaditya

INS Vikramaditya là bài học đắt giá nhất mà Nga dành cho hải quân Ấn Độ. Ban đầu con tàu này chính là chiếc tuần dương hạm đô đốc Gorshkov Liên Xô đóng vào năm 1987, sau này do thiếu chi phí hoạt động, Nga đã phải loại biên tàu vào năm 1996. Sau khi loại biên, Nga đề nghị tặng con tàu này cho phía Ấn Độ với điều kiện nước này cần bỏ ra 800 triệu USD để nâng cấp thành tàu sân bay và 1 tỷ USD để mua các tiêm kích hạm MiG-29K. Hợp đồng được ký vào năm 2004, dự kiến Nga sẽ phải bàn giao con tàu này vào năm 2008.

Thời gian đầu, tiến độ công việc cải tiến tàu rất nhanh, nhưng gần đến ngày bàn giao, công việc tự nhiên bị đình trệ. Tháng 7-2008, phía Nga cho biết muốn tăng giá sửa chữa và nâng cấp con tàu lên 2 tỷ thay vì chỉ 800 triệu USD như trước đây. Họ đổ lỗi cho các khoản chi vượt dự đoán về tình trạng xuống cấp của con tàu, cùng với các chi phí phát sinh khác. Đến năm 2009 phía Nga lại cho biết con tàu chỉ có thể hoạt động tốt và bàn giao cho Ấn Độ với mức chi phí là 2,9 tỷ USD. Sau nhiều vòng đàm phán căng thẳng, cuối cùng hai nước đã thống nhất chi phí cuối cùng là 2,35 tỷ USD.

Cuối cùng thì con tàu được bàn giao cho Ấn Độ vào năm 2013, sau khi tiếp nhận hải quân nước này đã chính thức làm lễ biên chế cho con tàu vào ngày 16-11-2013 với tên gọi INS Vikramaditya. Nhưng từ khi đi vào hoạt động con tàu này cùng với phi đội tiêm kích MiG-29K không được như kỳ vọng khiến Ấn Độ lại quay sang siêu tàu sân bay USS Kitty Hawk với niềm tiếc nuối.
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm