Quốc tế

Tàu ngầm mới của Nga buộc Mỹ phải chi số tiền khổng lồ để đối phó

Tàu ngầm mới của Nga sở hữu những tính năng kỹ chiến thuật rất đáng gờm, điều này khiến Hải quân Mỹ đặc biệt lo lắng và phải chi ra số tiền khổng lồ để đối phó.

Iran "chốt đơn" 32 chiến đấu cơ Su-35 từ Nga? / 'Siêu súng bắn tỉa' trang bị cho đặc nhiệm bảo vệ Tổng thống Nga uy lực cỡ nào?

Tàu ngầm mới của Nga - cả loại cỡ lớn tích hợp lò phản ứng hạt nhân lẫn những chiếc thông thường với kích thước nhỏ chạy bằng động cơ diesel-điện - đều được xem là "sát thủ dưới đáy đại dương".

Hải quân Mỹ đang phải bổ sung nguồn tài chính đáng kể cho việc săn lùng các tàu ngầm thế hệ mới nhất của Nga. Cổng thông tin điện tử Popular Mechanics của Mỹ đã cho biết về một số phương pháp tác chiến chống tàu ngầm hiện nay.

Theo ghi nhận của biên tập viên chuyên mục quân sự - ông Kyle Mizokami, hải quân thế giới thường sử dụng phao sonar đặc biệt giúp phát hiện tàu ngầm đối phương. Thiết bị như vậy cho phép "dệt" một loại lưới dưới nước.

Mới tháng trước, Hải quân Mỹ thông báo mua tới 18.000 phao sonar AN/SSQ-125 với giá trị hơn 222 triệu USD. Những thiết bị này giống như một chiếc "tai" khổng lồ, theo dõi sát sao mọi động tĩnh dưới nước.

Nhà quan sát quân sự người Mỹ nói rõ: "Việc Nga đóng thêm nhiều tàu ngầm nguy hiểm thế hệ mới trong dự án Yasen và Borey, cũng như sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc đã buộc Lầu Năm Góc phải ưu tiên tác chiến và phòng thủ chống tàu ngầm".

Nhà báo Kyle Mizokami viết rõ rằng việc sử dụng thiết bị sonar như vậy là cơ hội duy nhất để phát hiện tàu ngầm đối phương trong tác chiến hải quân hiện đại.

Ông Mizokami cảnh báo: “Các tàu ngầm có thể tiếp cận chiến hạm địch một cách kín đáo và đủ lâu để phóng tên lửa hoặc ngư lôi, đối phương sẽ rất khó chống trả trước phương tiện tác chiến có độ bí mật cao như vậy".

"Những tàu ngầm hiện đại có khả năng tấn công khi ở sâu dưới nước. Vì vậy, chúng không thể bị phát hiện với sự trợ giúp của các phương tiện trực quan hoặc radar”.

Đó là lý do tại sao cần có một sonar để thu năng lượng truyền qua môi trường nước: "Sóng âm từ hoạt động dưới nước có tính chất giống như một boomerang, điều này cho phép thiết bị sonar xác định hướng mà tàu ngầm đối phương đang di chuyển".

“Tuy vậy vấn đề đối với những 'thợ săn có cánh' - máy bay tuần tra chống ngầm lại hoàn toán khác, không giống như chiến hạm, chúng không thể sử dụng thiết bị sonar tích hợp”.

 

Chuyên gia Kyle Mizokami giải thích: "Trong trường hợp nói trên, phao sonar thả xuống từ trên không sẽ đóng một vai trò quyết định trong việc xác định tàu ngầm kẻ địch".

Các phao sonar đặc biệt này có thể "lắng nghe" mọi động tĩnh dưới đáy đại dương và truyền dữ liệu nhận được tới máy bay tuần tra chống ngầm.

"Do vậy Hải quân Mỹ đang cho thấy họ đánh cược vào việc mua phao sonar và có ý định tích cực sử dụng chúng trong việc săn lùng tàu ngầm đối phương", ông Mizokami nhận xét.

 

Mặc dù vậy, hiệu quả của phương thức tác chiến trên cần phải được kiểm chứng qua thời gian, từ đó mới có thể xác định rằng số tiền khổng lồ mà Hải quân Mỹ bỏ ra có mang lại lợi ích thực sự hay không.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm