Quốc tế

Tàu ngầm Mỹ đội băng Bắc Cực: Không thể thiếu...xẻng, cưa máy

Một tàu ngầm hạt nhân của Mỹ mới đây lại thể hiện khả năng đội băng lên mặt biển nhưng phải sử dụng đến cưa máy để cắt băng.

Trung Quốc đặc biệt để mắt đến "sát thủ tàu ngầm" của Nhật Bản mang tên lửa chống hạm cực mạnh / Ấn Độ thử tên lửa đạn đạo tầm bắn 3.500 km phóng từ tàu ngầm

Mới đây, kênh YouTube của Hải quân Hoa Kỳ đăng tải video quay cảnh tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng USS Toledo (SSN-769) xuyên thủng mặt băng nổi lên ở Bắc Cực.

Được biết, tàu USS Toledo đã đến Bắc Cực để tham gia cuộc tập trận “ICEX Exercise” được tổ chức ở Bắc Băng Dương nhằm đánh giá khả năng của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ sẵn sàng cho các hoạt động trong khu vực.

Được biết, ICEX 2020 là cuộc tập trận hai năm một lần nhằm cung cấp cho Hải quân Hoa Kỳ cơ hội đánh giá sự sẵn sàng hoạt động ở Bắc Cực và huấn luyện với các lực lượng khác trong quân đội Mỹ, cùng với các quốc gia đối tác và đồng minh NATO, để tăng kinh nghiệm hoạt động trong vùng cực và duy trì sự ổn định trong khu vực Bắc Băng Dương.

Từ những hình ảnh được đăng trên trang mạng cho thấy, tàu ngầm dần dần trồi lên mặt băng. Tuy nhiên, có những thời điểm một số thành viên thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân Mỹ đã phải rời tàu và sử dụng dùng cưa máy để phá lớp băng giải phóng thân tàu.

Tau ngam My doi bang Bac Cuc: Khong the thieu...xeng, cua may

Tầu ngầm Mỹ không thể nổi lên hoàn toàn ở Bắc Cực

Trong những năm gần đây, hàng loạt tàu ngầm hạt nhân Mỹ thường xuyên hoạt động một cách “mạo hiểm” ở bắc cực nhằm nâng cao sức mạnh của hải quân Mỹ ở vùng đất có sự hiện diện của lực lượng quân sự Nga.

Tuy nhiên, dù được tuyên bố là có thể phá được lớp băng dày tới 0,7-0,8m nhưng thành tích của tàu ngầm hạt nhân của trong Hải quân Mỹ vẫn thua xa tàu ngầm cùng loại của Nga dễ dàng phá tan lớp băng dày từ 1 đến 1,2m, có thể đội phá các lớp băng trên thân tàu để nổi lên hoàn toàn.

Các tàu ngầm Mỹ thường chỉ phá được lớp băng ở phần đài chỉ huy, còn trên thân tàu thường xuyên bị băng bám chặt nên không thể nổi lên hoàn toàn, do đó, thủ thủ Mỹ thường xuyên phải sử dụng các phương tiện thô sơ để cào phá băng giúp tàu nổi hoản toàn trên mặt băng.

Ví dụ như vào tháng 6/2016, tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles mang tên USS Hartford của Hải quân Mỹ trong cuộc tập trận tại Trại dã chiến Sargo, vùng Bắc đã thực hiện đội lớp băng Bắc Cực dày gần 1 mét ngoi lên, nhưng phải cần nhờ đến xẻng để phá băng.

Khi vừa mới nổi lên, tàu USS Hartford đã bị mắc kẹt trong băng tuyết. Toàn bộ thân tàu bị vùi lấp trong lớp băng vỡ trắng xóa, khiến những thành viên của thủy thủ đoàn đã phải dùng xẻng để dọn dẹp lớp băng dày phủ kín trên thân tàu và dùng cưa xích để mở nắp con tàu.

 

Được biết, hệ thống tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ đã có lịch sử hoạt động dưới lớp băng Bắc Cực trong hơn 50 năm qua và đã hoàn thành hàng chục bài tập tại đây.

Trong cuộc tập trận ICEX năm 2018 do Mỹ tổ chức với sự tham gia của Anh, cặp tàu ngầm tấn công Mỹ USS Hartford (SSN 768) và USS Connecticut (SSN 22) dù có thể đội thủng lớp băng khá dày tại Bắc Cực nhưng chỉ được phần tháp chỉ huy, còn toàn bộ thâm tàu vẫn bị vùi dưới lớp băng dày cả mét.

Theo phân tích của chuyên gia, việc chỉ có tháp chỉ huy nhô lên khỏi mặt băng khiến các tàu ngầm không thể khai hỏa tại Bắc Cực khi cần thiết, bất cứ dòng tên lửa nào đều không thể đâm xuyên qua lớp băng để tấn công đối thủ. Chúng chỉ có thể được phóng trong nước hoặc nổi trên bề mặt.

Việc cứ khi nào nổi lên là tàu ngầm Mỹ phải dùng xẻng và cưa để cắt băng sẽ khiến chúng mất rất nhiều thời gian, nếu trong tình huống khẩn cấp có chiến tranh cần phải phản ứng nhanh, hải quân Mỹ sẽ phải trả giá vì những bất tiện này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm