Quốc tế

UAV Nga tác chiến ngược, nhờ bộ binh chỉ thị mục tiêu

Thay vì chỉ thị cho bộ binh, UAV Nga sẽ nhận thông tin và tọa độ mục tiêu từ lực lượng bộ binh để tấn công và tiêu diệt địch.

Siêu hạm Zumwalt xếp hàng chờ... vũ khí / Xuất khẩu vũ khí của Nga giảm mạnh, các nước châu Á thành khách hàng đặt biệt

Để có được tính năng này, các nhà phát triển Nga đã sử dụng tổ hợp trinh sát, điều khiển hỏa lực và thông tin liên lạc (KRUS) Strelets. Tính năng mới đặc biệt phù hợp để tiêu diệt các mục tiêu địch đột ngột xuất hiện hoặc được ngụy trang tốt trên tiền tuyến. Sự tương tác như vậy với máy bay ném bom có người lái đã nhiều lần được thử nghiệm ở Syria.

UAV Nga tac chien nguoc, nho bo binh chi thi muc tieu
UAV Orion của Nga.

Các công nghệ truyền tọa độ chỉ dẫn mục tiêu cho một số loại UAV đã được hoàn thiện trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc tập trận chiến lược Zapad-2021 vừa kết thúc. Khí tài mới hoạt động theo nguyên tắc: lính trinh sát hoặc xạ thủ súng máy phát hiện mục tiêu đối phương, xác định tọa độ của nó bằng thiết bị chỉ dẫn mục tiêu.

Thông qua KRUS Strelets tọa độ đó được truyền theo thời gian thực tới trạm chỉ huy và người điều khiển UAV chiến đấu. Trên màn hình điều khiển sẽ xuất hiện thước ngắm. Sau đó người điều khiển có thể để chế độ tự động hoặc thủ công lập phương án cho UAV tìm diệt mục tiêu.

Chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky giải thích: "Trước mỗi cuộc tấn công trinh sát vẫn chỉ dẫn những mục tiêu quan trọng cần tiêu diệt trước tiên. Tuy nhiên trong trận chiến thường xuất hiện quân tiếp viện của đối phương, hoặc trường hợp hệ thống phòng thủ được ngụy trang tốt có thể ngăn chặn cuộc tấn công và lật ngược tình thế.

Để ngăn chặn điều này xảy ra phải nhanh chóng tiêu diệt những đối tượng đó. Trong trường hợp này binh sĩ thông qua KRUS Strelets có thể nhanh chóng thông báo tọa độ mục tiêu, và UAV sẽ thực hiện đòn tấn công chính xác quyết định kết quả trận chiến".

KRUS Strelets là hệ thống các phương tiện liên lạc và chỉ huy cấp chiến thuật được quân đội Nga nhận vào trang bị vào năm 2007. Các công trình sư gọi nó là hệ thống thông tin-chỉ huy chiến đấu cá nhân, cơ động.

 

Hệ thống cho phép nhận dạng các mục tiêu phát hiện được và truyền thông tin chỉ thị mục tiêu cho các lực lượng của đơn vị hay cho các phương tiện sát thương bên ngoài.

Một tiểu đội bộ binh cơ giới được trang bị Strelets có khả năng phối hợp hiệp đồng ở cự ly đến 1,5 km (trực tiếp, không có tiếp phát) và truyền thông tin lên các cơ quan chỉ huy cấp trên.

Việc sử dụng các khí tài kiểu như Strelets đáp ứng các nguyên tắc chỉ huy quân đội lấy mạng làm trung tâm hiện nay đươc áp dụng phổ biến trong quân đội các nước phát triển.

Các thiết bị Strelets nằm trong thành phần bộ trang bị người lính tương lai Ratnik mà việc chuyển giao số lượng lớn cho quân đôi Nga bắt đầu từ năm 2015.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm