Quốc tế

Ukraine bất ngờ trước xe tăng kiểu ‘con rùa’ của Nga

Những hình ảnh mới nhất từ chiến trường cho thấy một số chiếc xe tăng Nga được bọc một lớp bảo vệ trông như mai rùa, khiến chiếc xe tăng trông rất kì lạ.

Bí quyết nào giúp pháo tự hành Caesar chịu rất ít thiệt hại trên chiến trường? / Su-35 sẽ tiêu diệt F-16 từ khoảng cách 400 km

Quân đội Nga đã triển khai nhiều mẫu xe tăng Nga khác nhau ra chiến trường Ukraine, từ T-62, T-72 đến T-80 và cả xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. Đáng chú ý nhất, trong những ngày gần đây đã xuất hiện một loại xe tăng được thiết kế kiểu “mai rùa” trên chiến trường. Đoạn video về chiếc xe tăng kì lạ này được UAV Ukraine quay lại và nó đã được lan truyền nhanh chóng trên nhiều nền tảng mạng xã hội của Ukraine.

Toàn bộ xe tăng, bao gồm một phần của pháo chính được che chắn sau một lớp vỏ kim loại chắc chắn. Thông tin tiếp theo liên quan đến chiếc xe tăng trên xuất hiện trong một đoạn video khác, cho thấy một khu xưởng, được cho là nơi tiến hành sửa đổi và tạo ra chiếc xe tăng kì lạ này.

Hình ảnh về chiếc xe tăng có lớp bảo vệ kì lạ.

Hình ảnh về chiếc xe tăng có lớp bảo vệ kì lạ.

Quá trình chế tạo

Từ những đoạn video được tiết lộ, các chuyên gia quân sự đã đưa ra những suy đoán về cách tạo ra chiếc xe tăng trên. Họ cho rằng, các kỹ sư Nga đã hàn một khung định hình bằng kim loại trên bốn góc chính của thân xe tăng, khung kim loại này được thiết kế riêng theo số đo của từng loại xe tăng. Cấu hình này được hàn chặt vào chắn bùn xích, ngay phía trên bình xăng. Để đạt được phạm vi bao phủ toàn diện và che chắn được cả xích xe, họ đã thiết kế thêm các tấm thép nằm nghiêng một góc 45 độ, từ tháp pháo kéo trùm xuống hai bên bánh xích xe tăng.

Khi khung chính đã được đặt hàn chắc chắn, các tấm kim loại cứng sẽ được hàn một cách khéo léo vào khung, mang lại tính thẩm mỹ cho thiết kế tổng thể. Phần đuôi của xe tăng trở nên đặc biệt đáng chú ý, khi được lắp thêm một lớp các thanh định hình và tấm kim loại, bởi đây là khu vực chứa động cơ của xe tăng nên cần được gia cố thêm lớp bảo vệ. Có vẻ như các nhà thiết kế Nga đã nỗ lực hết sức để đảm bảo sự an toàn cho chiếc xe tăng.

Những thách thức

Sau khi phân tích kỹ lưỡng thiết kế bổ sung được sử dụng để chế tạo ra chiếc xe tăng như vậy, các chuyên gia đã chỉ ra những thách thức mà kíp lái xe phải đối mặt khi điều khiển xe tăng chiến đấu. Ví dụ như giới hạn về cấu trúc sẽ ngăn cản tháp pháo của xe tăng quay đủ 360 độ. Nói một cách đơn giản, xe tăng chỉ có thể bắn theo hướng nó đang di chuyển.

Thiết kế trên được cho là nhằm ưu tiên bảo vệ xe tăng trước các cuộc tấn công từ máy bay không người lái, nhưng điều này phải đánh đổi bằng khả năng xoay 360 độ của tháp pháo, vì khi xoay nó sẽ làm mất ổn định tính của cấu trúc bảo vệ.

Một vấn đề khác xuất phát từ thiết kế trên là không gian hạn chế xung quanh lối ra của xe tăng. Các thiết kế xe tăng trước đây cho phép kíp lái có nhiều không gian để sơ tán khi xe gặp sự cố, nhưng cấu trúc dạng mái che này về cơ bản đã bịt kín khu vực xung quanh cửa thoát hiểm.

Do đó, nếu một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine thành công khiến xe tăng hư hỏng, sẽ khiến kíp lái xe gặp khó khăn trong việc sơ tán khỏi xe và có thể gặp tình trạng ngộ độc khí gây chết người. Bởi các loại khí và khói được tạo ra sau vụ nổ, sẽ khó có thể phân tán trong một không gian hạn chế như vậy.

Và điểm hạn chế chí mạng nữa của chiếc xe tăng trên là khả năng cơ động của nó. Khung kim loại và lớp thép bổ sung sẽ làm tăng trọng lượng của chiếc xe tăng, nó sẽ tác động tiêu cực đến hiệu suất hoạt động của chiếc xe.

Những chiếc xe tăng Nga từng được tự hào là nhẹ hơn so với các loại xe tăng tương đương của phương Tây, nhưng giờ lại có trọng lượng lớn hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cơ động và việc xử lý các tình huống trong quá trình chiến đấu.

Hình ảnh được cắt từ video, cho thấy một chiếc xe tăng Nga được bọc lớp giáp đặc biệt.

Hình ảnh được cắt từ video, cho thấy một chiếc xe tăng Nga được bọc lớp giáp đặc biệt.

Mục đích thiết kế

Mục đích đằng sau ý tưởng thiết kế này chắc chắn có liên quan đến việc giảm thiểu những thiệt hại do máy bay không người lái cảm tử, máy bay không người lái FPV và cả đạn chống tăng.

Chúng ta đều biết rằng, đạn pháo xe tăng hiện đại có thể phát nổ sau khi xuyên giáp ở một độ sâu tối thiểu cụ thể, điều này dẫn đến câu hỏi là, liệu lớp vỏ bảo vệ mỏng manh này có thể đối phó hiệu quả với một phát bắn như vậy không?

Tuy nhiên, khi bàn đến máy bay không người lái cảm tử và loại UAV góc nhìn thứ nhất (FPV), thì “chiếc mai rùa” này được cho là có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể, nó có khả năng bảo vệ hiệu quả cho cả xe tăng và tổ lái. Đã có ​​những trường hợp máy bay không người lái của Ukraine bị mắc kẹt trong lồng bảo vệ tháp pháo xe tăng.

 

Nếu một thiết kế thô sơ như vậy có thể ngăn chặn những mối đe dọa trên không, thì lớp vỏ kim loại được gia cố theo kiểu “mai rùa” trên cũng có thể đạt được điều tương tự. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của lớp vỏ cải tiến này vẫn chưa rõ ràng, chúng ta sẽ phải chờ xem nó hoạt động như thế nào trong điều kiện chiến đấu thực tế.

Tàu bọc thép CSS Virginia.

Tàu bọc thép CSS Virginia.

Những ý tưởng tương tự

Biệt danh xe tăng “rùa” của Nga là do bề ngoài của lớp vỏ bảo vệ trông giống như mai của loài rùa, tuy nhiên đây không phải là ý tưởng được nghĩ ra lần đầu tiên. Các ghi chép trong lịch sử cho thấy đã có những thiết kế tương đồng từng được tạo ra, nhưng nó không thực sự hiệu quả.

Ví dụ như trong thời kỳ Nội chiến Mỹ, tàu chiến bọc sắt Merrimack, sau này được đổi tên thành CSS Virginia, có thiết kế và độ nổi trông rất giống với “con rùa”. Thật không may, sự bảo vệ này không mang lại lợi ích như mong đợi và con tàu hoạt động không hiệu quả, chính thủy thủ con tàu đã phải đánh chìm nó vào năm 1862.

 

Chuyển nhanh đến năm 1916, kỹ sư người Anh William Tritton đã giới thiệu một thiết kế xe tăng cải tiến mà ông tin tưởng rằng nó sẽ bảo vệ kíp lái trước những khẩu pháo. Xe tăng Flying Elephant, về cơ bản là một chiếc máy kéo hạng nặng được trang bị súng, được bọc tỉ mỉ bằng lớp thép dày tới 8cm. Tuy nhiên lớp giáp này vẫn quá mỏng và không ăn thua trước những viên đạn pháo của quân Đức.

Máy bay MiG-105.

Máy bay MiG-105.

Tham vọng của Nga

Trong lịch sử, Nga đã bắt tay vào nhiều dự án quân sự đầy tham vọng mà ban đầu có vẻ đầy hứa hẹn nhưng cuối cùng lại thất bại. Một ví dụ điển hình là tàu ngầm Papa K-222. Được thiết kế để cạnh tranh với các tàu ngầm Mỹ, nó hiện đang giữ kỷ lục là tàu ngầm nhanh nhất thế giới với tốc độ 44,7 hải lý/giờ. Tuy nhiên, cấu trúc titan của nó đã khiến chi phí tăng vọt và cuối cùng khiến dự án phải chấm dứt.

Một nỗ lực thú vị khác, là cỗ máy quái dị được gọi là Quái vật Caspian. Sáng tạo độc đáo này là sự kết hợp giữa thiết kế của máy bay, thủy phi cơ và tàu mặt nước. Được tạo ra vào năm 1987, chiếc tàu khổng lồ này có chiều dài hơn 110m, cao 20m và sải cánh dài 35m. Con tàu có khả năng mang trọng tải khổng lồ, lên tới 100 tấn, nó còn được trang bị ít nhất 6 tên lửa chống hạm Mosquito. Thật không may, dự án này đã không thể hoàn thành và giờ đây nó như một lời nhắc nhở về một dự án thất bại.

 

Cuối cùng, là máy bay vũ trụ “Slipper” của Liên Xô, được thiết kế từ những năm 1960 và có tên chính thức là MiG-105. Do có hình dáng giống với đôi giày trong truyện cổ tích nên nó được gọi là “chiếc dép”. Dự án này đã trải qua một chuỗi chuyển tiếp thú vị. Được khởi xướng vào những năm 1960, sau đó bị tạm dừng, trước khi được hồi sinh vào những năm 70, nó được thiết kế theo phong cách tàu con thoi của Mỹ nhằm đạt được tốc độ siêu thanh. Các kỹ sư Nga đã phát triển một nguyên mẫu hoạt động được và tiến hành một số thử nghiệm, tuy nhiên một lần nữa dự án lại phải dừng lại do Liên Xô tan rã.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm