Quốc tế

Uy lực pháo phản lực phóng loạt Tornado-G Nga sử dụng ở Donbass

Nga đã tập trung một loạt hỏa lực ở Donbass để đối phó với các lực lượng cố thủ của Ukraine. Trong số các hệ thống được phát hiện trên thực địa có Tornado-G, phiên bản mới của hệ thống pháo phản lực nổi tiếng từ thời Liên Xô.

Trung Quốc đưa nền kinh tế vào quỹ đạo tăng trưởng / Pháo tự hành M109A6 Paladin của Mỹ nguy hiểm cỡ nào?

Tuần trước, quân đội Nga đã công bố đoạn video ghi lại cảnh hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MRLS) Tornado-G nã pháo vào một đoàn xe của lực lượng Ukraine đang di chuyển lúc trời tối ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR). Camera nhiệt của các đơn vị trinh sát cho thấy khoảng 10 quả đạn pháo phát nổ, thắp sáng bầu trời đêm xung quanh.

Pháo Tornado-G khai hỏa vào mục tiêu Ukraine. Video: Sputnik

Hệ thống MLRS là gì?

Đúng như tên gọi, hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) là một nền tảng vũ khí có khả năng bắn nhiều tên lửa (có dẫn đường hoặc không dẫn đường). Khi được sử dụng hàng loạt, nhiệm vụ của chúng là “phủ kín” các khu vực rộng lớn bằng chất nổ để phá hủy nơi tập trung binh lính, xe tăng cũng như các cơ sở hạ tầng quan trọng như đường băng sân bay, bến cảng và các cơ sở khác, đồng thời áp đảo lực lượng đối phương.

Khái niệm về hệ thống pháo phản lực phóng loạt có từ thế kỷ 15. Hàn Quốc từng sử dụng hệ thống tương tự, gọi là “hwacha” để chống lại quân Nhật. Công nghệ này được phát triển thêm vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 và được Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng trong cuộc tấn công vào Boulogne, Pháp năm 1804, trận bắn phá Copenhagen năm 1807 và Chiến tranh Anh-Mỹ năm 1812.

Các nhà sản xuất vũ khí Nga đã thử nghiệm hệ thống này từ những năm 1820 trở đi, sử dụng thiết kế hệ thống tên lửa phóng loạt trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ 1828-1829.

 

Ý tưởng sử dụng vũ khí MLRS đã quay trở vào những năm giữa hai cuộc chiến tranh ở nửa đầu thế kỷ 20. Các nhà nghiên cứu Liên Xô và Đức đã nỗ lực hoàn thiện công nghệ MLRS với những tiến bộ trong lĩnh vực tên lửa, luyện kim và phương tiện di chuyển.

Trong Thế chiến II, các bệ phóng tên lửa Katyusha huyền thoại do các nhà khoa học tên lửa người Nga và Ukraine Ivan Gvay, Vladimir Galkovsky, Andrei Kostikov cùng các nhà khoa học khác thiết kế trong khoảng thời gian từ năm 1938-1941, đã giúp lật ngược tình thế chống lại lực lượng phát xít Đức đang tiến quân và cuối cùng đẩy lùi đối phương vào trung tâm của châu Âu.

Nga có bao nhiêu hệ thống Tornado-G?

Tornado-G là sản phẩm hiện đại hóa sâu của hệ thống phóng rocket đa nòng tự hành do Liên Xô thiết kế. Được nhà sản xuất Splav MLRS có trụ sở tại Tula phát triển từ cuối những năm 1990 đến những năm 2000 và được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga từ đầu những năm 2010 trở đi, điểm khác biệt chính của Tornado-G là máy tính tích hợp và hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hỗ trợ định vị vệ tinh GLONASS. Hệ thống này cho phép kíp vận hành Tornado-G bắn thêm tới 40 tên lửa 122mm mà không cần rời khỏi cabin và có thể sẵn sàng khai hỏa chỉ trong một phút.

uy luc phao phan luc phong loat tornado-g nga su dung o donbass hinh anh 1
Hệ thống Tornado-G tại thao trường Alabino, ngoại ô Moscow. Ảnh: Sputnik

Tornado-G được đặt trên xe tải quân sự Kamaz 6x6 hoặc Ural, nhưng về mặt lý thuyết có thể được gắn trên các phương tiện khác, miễn là chúng có trọng lượng và mã lực cần thiết. Nhờ các hệ thống điện tử, kíp lái cần thiết để vận hành đã giảm từ 6 người đối với hệ thống BM-21 ban đầu xuống còn 2-3 người đối với Tornado-G. Hệ thống nặng khoảng 14 tấn khi đầy tải.

 

Tornado-G có thể bắn nhiều loại đạn BM-21 tiêu chuẩn, cũng như các loại đạn được thiết kế đặc biệt nhằm tăng tầm bắn lên 40, 70 hoặc thậm chí 90 km. Tên lửa tiêu chuẩn nặng từ 66-70 kg và có khối lượng đầu đạn từ 25-35 kg. Các loại tên lửa được sử dụng bao gồm đạn chống tăng HEAT và đạn phân mảnh có thể xuyên lớp giáp dày từ 60-170 mm - đủ để phá hủy hoặc gây sát thương nghiêm trọng cho hầu hết các xe tăng hạng nhẹ, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân, khẩu đội súng cối và sở chỉ huy đối phương.

Giống như tất cả các hệ thống MLRS, hầu hết các loại pháo hạng nặng và lựu pháo, Tornado-G có một “vùng chết” mà nó không thể khai hỏa – trong trường hợp này là 4 km. Tornado cũng không có giáp bảo vệ, điều đó nghĩa là nó cần được bảo vệ và tránh xa những khu vực mà đối phương có thể đột phá, hoặc có nguy cơ rơi vào tay đối phương hoặc bị tiêu diệt.

Quân đội Nga lần đầu tiên xác nhận hệ thống Tornado-G đang hoạt động ở Ukraine vào tháng 11/2022. Nga ước tính có khoảng 180 hệ thống Tornado-G trong kho. Một phiên bản xuất khẩu của hệ thống Tornado-G đã được phê duyệt vào năm 2018.

Tornado-G có giá bao nhiêu?

Hiện chưa có thông tin hay số liệu chính thức nào về chi phí của hệ thống Tornado-G. Tuy nhiên, theo một báo cáo năm 2017 trên các kênh truyền thông thương mại của Nga, Bộ Quốc phòng đã ký hợp đồng với nhà sản xuất để chế tạo 36 hệ thống Tornado với giá 1,07 tỷ rúp, tương đương khoảng 29,94 triệu rúp mỗi hệ thống (453.600 USD theo tỷ giá hối đoái hiện nay).

 

Hệ thống MRLS của Mỹ, HIMARS có giá 3,5-5,1 triệu USD.

Hệ thống tiền nhiệm của Tornado-G

BM-21 Grad là loại pháo MLRS hạng nhẹ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Từ năm 1960-1988, Liên Xô đã sản xuất hơn 8.500 hệ thống BM-21. Các đồng minh và các quốc gia khách hàng của Liên Xô sản xuất thêm hàng chục nghìn hệ thống nữa trong 6 thập kỷ (chỉ riêng Trung Quốc đã có gần 10 biến thể Grad sản xuất nội địa trong kho).

uy luc phao phan luc phong loat tornado-g nga su dung o donbass hinh anh 2
Hệ thống Grad được quân đội Liên Xô sử dụng trong cuộc diễn tập năm 1974. Ảnh: Sputnik

Grad được sử dụng trong hầu hết các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, bao gồm cả Nga và Ukraine, phần lớn sườn Đông Âu của NATO (bao gồm Ba Lan, Romania, Bulgaria và Croatia), Triều Tiên, Việt Nam, Ấn Độ, hầu hết châu Phi và một số quốc gia Mỹ Latin.

Không chỉ quân đội chính quy, ở một số nước, các lực lượng dân quân hoặc các chủ thể phi nhà nước cũng vận hành hệ thống Grad. Ngay cả những nước không phải khách hàng mua Grad từ Liên Xô hay Nga cũng có hệ thống này trong kho. Ví dụ, Israel có 58 hệ thống, Mỹ mua lại 75 hệ thống Grad từ Romania từ năm 1992-2020.

 

Các hệ thống này được sử dụng trong hầu hết các cuộc xung đột thời Chiến tranh Lạnh từ giữa đến cuối thế kỷ 20 và các cuộc khủng hoảng trong thời kỳ hiện đại như Chiến tranh Iran-Iraq, cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan, Chiến tranh Nam Tư, Libya, cuộc chiến ở Syria, Yemen và cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay.

Lực lượng Lục quân Nga vận hành khoảng 550 hệ thống BM-21 Grad và hơn 2.000 hệ thống khác đang được cất giữ. Lực lượng ven biển thuộc Hải quân Nga vận hành 36 hệ thống.

Ukraine được cho là có 185 hệ thống Grad. Loại pháo phản lực này được quân đội Ukraine và các lực lượng dân quân ở Donbass sử dụng rộng rãi kể từ năm 2014. Cục thiết kế chế tạo máy Kharkiv đã tạo ra một phiên bản BM-21 hiện đại hóa được gọi là Verba gắn trên xe tải KrAZ, có hệ thống liên lạc và dẫn đường hiện đại.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm