Quốc tế

Vì sao Indonesia hủy mua tiêm kích Su-35?

Indonesia đã quyết định từ chối mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga với lý do không đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nguyên nhân thực sự có phải như vậy.

Đòn đánh chặn như tiêm kích tàng hình của Mi-28NM / Tiêm kích MiG-23-98 Syria sẽ khiến F-16 Ankara 'rụng như sung'?

Mặc dù vài tháng trước chính quyền Indonesia tỏ ra rất quan tâm đến máy bay chiến đấu Su-35 của Nga, tuy nhiên giới truyền thông cho biết rằng dưới áp lực của Mỹ, Jakarta đã từ chối hợp đồng mua sắm 11 tiêm kích đa năng thế hệ 4+. Trước tình thế trên, báo chí địa phương đã nhận xét rằng Su -35 "quá yếu" cho nhu cầu phòng thủ của đất nước.

Sự chỉ trích về máy bay chiến đấu của Nga xuất hiện sau khi hãng thông tấn Bloomberg của Mỹ đưa tin rằng, Hoa Kỳ và Indonesia đã đạt được sự hiểu biết về hợp đồng mua sắm tiêm kích đa năng do Nga chế tạo.

Để chứng minh thực tế rằng việc từ chối mua Su-35 không phải do áp lực bên ngoài, dữ liệu được công bố khẳng định Indonesia không nhìn thấy triển vọng trong các máy bay chiến đấu này.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia quân sự, lý do thực sự dẫn đến việc hủy hợp đồng là Indonesia sợ bị Mỹ trừng phạt, trước đó không quân nước chủ nhà đã vận hành rất nhiều tiêm kích Su-27SKM, Su-30MK cũng như Su-30MK2 và có phản hổi rất tốt.

Vi sao Indonesia huy mua tiem kich Su-35?
Việc Indonesia từ bỏ hợp đồng mua tiêm kích đa năng Su-35 với Nga theo nhận xét chủ yếu là bởi áp lực từ Mỹ

"Quyết định này được đưa ra dưới áp lực từ Hoa Kỳ, khi Washington đe dọa Jakarta bằng các biện pháp trừng phạt. Hiện tại không có xác nhận về thông tin này, không có tuyên bố chính thức nào từ Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự Liên bang (FSVTS), cơ quan chịu trách nhiệm và hiện đang đàm phán với Indonesia".

"Cần lưu ý rằng tuyên bố về việc chấm dứt hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Indonesia được công bố lần này không phải là lần đầu tiên".

"Tháng 3 năm ngoái cũng có thông tin rằng Jakarta đã từ bỏ các máy bay chiến đấu của Nga dưới áp lực từ phía Mỹ. Tuy nhiên, lãnh đạo Indonesia sau đó đã bác bỏ những tin đồn này".

"Quan chức quân sự Indonesia đã nói rằng họ khá hài lòng với các thông số về tính năng kỹ chiến thuật và giá cả của vũ khí Nga. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ khiến giới lãnh đạo tại Jakarta sợ hãi khi mua máy bay Nga", ấn bản tiếng Nga của Tạp chí quân sự trích dẫn thông tin.

Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng do hệ thống trừng phạt do Washington đưa ra liên quan đến Đạo luật CAATSA, mối quan tâm đến vũ khí Nga trong các đối tác nước ngoài đang bắt đầu mờ nhạt dần, tuy nhiên kết thúc năm 2019 Moskva vẫn giữ được vị trí cường quốc xuất khẩu vũ khí thứ hai thế giới.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm