Quốc tế

Vì sao máy bay ném bom chiến lược tàng hình PAK DA của Nga bay khá chậm?

Không giống như cách tiếp cận thông thường trong thiết kế chiến đấu cơ ưu tiên tốc độ, công ty Tupolev đang vạch ra một lộ trình khác với máy bay ném bom chiến lược tàng hình PAK DA.

Sản lượng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 được Nga tăng gấp 3 lần / Vì sao Nga tái sản xuất hàng loạt xe tăng T-80 thay vì đặt niềm tin vào T-90M?

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình PAK DA được công ty Tupolev thiết kế để không vượt quá tốc độ Mach 1.0, trái ngược với quan điểm đương thời

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình PAK DA được công ty Tupolev thiết kế để không vượt quá tốc độ Mach 1.0, trái ngược với quan điểm đương thời "nhanh hơn là tốt hơn".

Dự án PAK DA (Izdeliye 80) hiện do Tupolev chỉ đạo, dự kiến sẽ là máy bay ném bom tàng hình đầu tiên của Nga. Những yêu cầu sơ bộ được đặt ra vào những năm 1990, mở đường cho Tupolev bắt đầu công việc thiết kế vào những năm đầu của thiên niên kỷ mới.

Dự án PAK DA (Izdeliye 80) hiện do Tupolev chỉ đạo, dự kiến sẽ là máy bay ném bom tàng hình đầu tiên của Nga. Những yêu cầu sơ bộ được đặt ra vào những năm 1990, mở đường cho Tupolev bắt đầu công việc thiết kế vào những năm đầu của thiên niên kỷ mới.

Thay vì tốc độ như Tu-160, trọng tâm đã được chuyển sang khả năng tàng hình trong thiết kế. Mục tiêu là mô phỏng gần đúng chức năng chiếc B-2 Spirit của Không quân Mỹ vốn dựa vào khả năng tán xạ sóng radar thay vì tốc độ để sinh tồn.

Thay vì tốc độ như Tu-160, trọng tâm đã được chuyển sang khả năng tàng hình trong thiết kế. Mục tiêu là mô phỏng gần đúng chức năng chiếc B-2 Spirit của Không quân Mỹ vốn dựa vào khả năng tán xạ sóng radar thay vì tốc độ để sinh tồn.

PAK DA dường như lấy cảm hứng từ B-2 Spirit, kết hợp các khía cạnh của công nghệ tàng hình với thiết kế “cánh bay” đặc biệt. Cấu trúc độc đáo này loại bỏ các thành phần truyền thống, như thân, cánh và cụm đuôi được trang bị nhiều bề mặt ổn định và điều khiển.

PAK DA dường như lấy cảm hứng từ B-2 Spirit, kết hợp các khía cạnh của công nghệ tàng hình với thiết kế “cánh bay” đặc biệt. Cấu trúc độc đáo này loại bỏ các thành phần truyền thống, như thân, cánh và cụm đuôi được trang bị nhiều bề mặt ổn định và điều khiển.

 

Thay vào đó, một máy tính điều khiển chuyến bay phức tạp sẽ bù đắp cho sự thiếu vắng của các bộ phận này, đảm bảo máy bay vẫn duy trì sự ổn định trong hành trình bay.

Thay vào đó, một máy tính điều khiển chuyến bay phức tạp sẽ bù đắp cho sự thiếu vắng của các bộ phận này, đảm bảo máy bay vẫn duy trì sự ổn định trong hành trình bay.

Thiết kế cải tiến cũng bổ sung thêm yếu tố tàng hình, vì cụm đuôi bị thiếu làm giảm đáng kể tiết diện phản xạ radar, bổ sung thêm một lớp tàng hình cho chiếc máy bay.

Thiết kế cải tiến cũng bổ sung thêm yếu tố tàng hình, vì cụm đuôi bị thiếu làm giảm đáng kể tiết diện phản xạ radar, bổ sung thêm một lớp tàng hình cho chiếc máy bay.

Mặc dù thông tin về PAK DA vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng chiếc máy bay này được cấu hình để mang nhiều loại trọng tải - vũ khí thông thường, hạt nhân và siêu thanh. Khả năng phóng vũ khí tốc độ cao giúp loại bỏ sự cần thiết phải bay nhanh.

Mặc dù thông tin về PAK DA vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng chiếc máy bay này được cấu hình để mang nhiều loại trọng tải - vũ khí thông thường, hạt nhân và siêu thanh. Khả năng phóng vũ khí tốc độ cao giúp loại bỏ sự cần thiết phải bay nhanh.

 

Chiếc oanh tạc cơ này sẵn sàng cách mạng hóa chiến tranh thông qua khả năng tàng hình, làm rối loạn hệ thống phòng không của đối phương, trong khi tên lửa siêu thanh xuyên thủng mục tiêu.

Chiếc oanh tạc cơ này sẵn sàng cách mạng hóa chiến tranh thông qua khả năng tàng hình, làm rối loạn hệ thống phòng không của đối phương, trong khi tên lửa siêu thanh xuyên thủng mục tiêu.

Một thách thức mà máy bay tàng hình phải đối mặt là việc cất giữ vũ khí. Chiến đấu cơ thông thường cất giữ vũ khí trên giá treo hoặc “giá đỡ” gắn trên cánh và thân, nhưng phương pháp này làm tăng lực cản và khiến phi cơ dễ bị nhìn thấy hơn.

Một thách thức mà máy bay tàng hình phải đối mặt là việc cất giữ vũ khí. Chiến đấu cơ thông thường cất giữ vũ khí trên giá treo hoặc “giá đỡ” gắn trên cánh và thân, nhưng phương pháp này làm tăng lực cản và khiến phi cơ dễ bị nhìn thấy hơn.

Do vậy máy bay tàng hình được thiết kế để đưa vũ khí vào trong, về mặt lý thuyết có thể hạn chế khả năng mang theo trọng tải lớn, tuy nhiên PAK DA được cho là đã giải quyết khó khăn này với tải trọng theo đồn đại là 30 tấn, vượt quá giới hạn 20 tấn của B-2.

Do vậy máy bay tàng hình được thiết kế để đưa vũ khí vào trong, về mặt lý thuyết có thể hạn chế khả năng mang theo trọng tải lớn, tuy nhiên PAK DA được cho là đã giải quyết khó khăn này với tải trọng theo đồn đại là 30 tấn, vượt quá giới hạn 20 tấn của B-2.

 

Tupolev được cho là đã xây dựng ít nhất một mô hình đầy đủ và cả nhỏ hơn để thử nghiệm trong hầm gió. Phía Nga kỳ vọng rất cao vào việc triển khai các nguyên mẫu trong những năm tới, với chuyến bay đầu tiên dự kiến diễn ra vào năm 2025.

Tupolev được cho là đã xây dựng ít nhất một mô hình đầy đủ và cả nhỏ hơn để thử nghiệm trong hầm gió. Phía Nga kỳ vọng rất cao vào việc triển khai các nguyên mẫu trong những năm tới, với chuyến bay đầu tiên dự kiến diễn ra vào năm 2025.

Theo Phó Thủ tướng Nga Denis Maturov, Moskva không có kế hoạch kết hợp các bộ phận nước ngoài vào trong dự án này.

Theo Phó Thủ tướng Nga Denis Maturov, Moskva không có kế hoạch kết hợp các bộ phận nước ngoài vào trong dự án này.

Tuy nhiên sẽ rất thú vị nếu quan sát xem liệu các lệnh trừng phạt của phương Tây, do cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, có ảnh hưởng đến sự phát triển của loại máy bay ném bom mới này theo bất kỳ cách nào hay không.

Tuy nhiên sẽ rất thú vị nếu quan sát xem liệu các lệnh trừng phạt của phương Tây, do cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, có ảnh hưởng đến sự phát triển của loại máy bay ném bom mới này theo bất kỳ cách nào hay không.

 

Các quan chức Anh gần đây tiết lộ rằng các kỹ sư Nga đang bước vào giai đoạn cuối trong quá trình chế tạo máy bay ném bom PAK DA thế hệ thứ năm tiên tiến, thường được gọi là “Izdelie 80”.

Các quan chức Anh gần đây tiết lộ rằng các kỹ sư Nga đang bước vào giai đoạn cuối trong quá trình chế tạo máy bay ném bom PAK DA thế hệ thứ năm tiên tiến, thường được gọi là “Izdelie 80”.

Hiện tại, Nga triển khai một loạt máy bay ném bom chiến lược, bao gồm các mẫu như Tu-95, Tu-22 và Tu-160, đi kèm với máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 khá hiệu quả.

Hiện tại, Nga triển khai một loạt máy bay ném bom chiến lược, bao gồm các mẫu như Tu-95, Tu-22 và Tu-160, đi kèm với máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 khá hiệu quả.

Khi ra đời, PAK DA được đăng ký là máy bay ném bom tàng hình chính hiệu, đại diện cho thế hệ chiến đấu cơ mới nhất của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

Khi ra đời, PAK DA được đăng ký là máy bay ném bom tàng hình chính hiệu, đại diện cho thế hệ chiến đấu cơ mới nhất của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm