Vì sao tàu Sơn Đông, Trung Quốc mang máy bay kém xa tàu Elizabeth của Anh dù cùng tải trọng?
Trong tháng 12/2019 tàu sân bay Sơn Đông đã chính thức được bàn giao cho Hải quân Trung Quốc; đưa nước này trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Mỹ và Anh) có 2 tàu sân bay trở lên; tuy nhiên, năng lực chiến đấu thực sự của tàu Sơn Đông còn là dấu hỏi.
Mỹ rút quân khỏi châu phi, tập trung đối phó Nga và Trung Quốc / Trung Quốc kêu gọi Triều Tiên kiềm chế và đối thoại
Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc có lượng giãn nước hơn 60.000 tấn, gần tương đương với tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth và Hoàng tử xứ Wales của Hải quân Anh (65.000) tấn.
Theo phân tích của giới quân sự, tàu Sơn Đông có số máy bay (24 chiếc) ít hơn khá nhiều so với tàu sân bay Hoàng tử xứ Wales (40 chiếc). Tại sao lại như vậy? Trước hết về kích cỡ, tàu sân bay Sơn Đông và Hoàng tử xứ Wales đều có lượng giãn nước xấp xỉ trên 60.000 tấn; nhưng giới quân sự đang nghi ngờ về tải trọng thực tế của tàu sân bay Sơn Đông; nếu kiểm tra kỹ thông tin, hiện nay Trung Quốc chưa hề công bố trọng tải chính xác của tàu Sơn Đông;
Tàu sân bay Sơn Đông trên thực tế là phiên bản nâng cấp của tàu Liêu Ninh và Kuznetsov, lượng giãn nước trong khoảng từ 50.000 đến 55.000 tấn; lượng giãn nước đầy tải là từ 60.000 đến 65.000 tấn.
Tàu sân bay lớp Nữ hoàng Elizabeth, mặc dù lượng giãn nước tiêu chuẩn là 65.000 tấn, nhưng lượng giãn nước đầy tải của tàu phải vượt quá 70.000 tấn. Do có sự khác biệt về trọng tải, nên dẫn đến có sự khác biệt về năng lực hàng không mẫu hạm của hai tàu sân bay này; mặc dù tàu sân bay Sơn Đông và Nữ hoàng Elizabeth có ngoại hình tương tự nhau, nhưng số lượng máy bay mà hai tàu mang theo cũng chênh lệch nhau rất lớn.
So với tàu sân bay Kuznetsov có cùng thiết kế, tàu Sơn Đông đã loại bỏ hết các bệ phóng tên lửa chống hạm P-700 Granit, để thêm chỗ cho một vài máy bay nữa.
Tuy nhiên những sửa đổi trên không mang lại quá nhiều không gian cho tàu Sơn Đông; trước đó có một số thông tin cho rằng, do có nhiều cải tiến nên tàu Sơn Đông có thể mang theo 36 máy bay chiến đấu J-16, tăng 50% so với tàu Liêu Ninh, nhưng đây là thông tin không chính xác.
Các hầm chứa máy bay của tàu Sơn Đông trên thực tế chỉ lớn hơn khoảng 15% so với tàu Liêu Ninh; điều đó có nghĩa là hầm chứa máy bay của tàu Sơn Đông chỉ có thể mang thêm tối đa 2 chiếc J-16, tức là 24 chiếc J-16 mà thôi; nếu tính 36 chiếc J-16, thì 12 chiếc phải đỗ ở trên boong.
Ngay cả với tàu sân bay của Mỹ, nếu có nhiều máy bay đỗ trên boong, thì chỉ trong trường hợp tàu đang di chuyển; nếu có các hoạt động cất hạ cánh, thì phần lớn số máy bay chiến đấu trên boong phải cho vào hầm chứa; trong tình huống chiến đấu, không thể mang theo nhiều máy bay trên boong, như vậy sẽ ảnh hưởng đến không gian cất, hạ cánh của các loại máy bay trên boong.
Với tàu sân bay Sơn Đông, trong điều kiện bình thường, hầm chứa máy bay tối đa là 24 chiếc, thêm 2 đến 4 máy bay trên boong (để cất cánh đối phó với tình huống khẩn cấp), vì vậy số lượng tàu sân bay bình thường của tàu Sơn Đông trên thực tế chỉ vào khoảng từ 26 đến 28 tiêm kích hạm.
Cùng với số tiêm kích hạm, tàu sân bay Sơn Đông còn có khoảng 12 máy bay trực thăng các loại; tính tổng số máy bay các loại của tàu Sơn Đông mang theo chỉ từ 38 đến 40 chiếc. Mặc dù tàu Sơn Đông có sự cải tiến so với tàu Liêu Ninh, nhưng đánh giá chung hiệu suất của hai tàu gần tương tự nhau mà thôi.
Tàu Sơn Đông và tàu Liêu Ninh đều chưa có máy phóng máy bay, các tiêm kích hạm vẫn phải cất cánh từ sân bay có độ dốc lên (cất cánh kiểu nhảy cầu), vì thế máy bay J-16 khi cất cánh, chỉ có thể mang theo số nhiên liệu và vũ khí tối thiểu.
Cùng với đó là máy bay cảnh báo sớm không thể cất cánh trên tàu sân bay Sơn Đông, do vậy tàu sân bay Trung Quốc chỉ có thể chiến đấu gần gần bờ, gần các căn cứ hải quân của họ, mà chưa thể tác chiến biển xa như tàu sân bay của Hải quân Mỹ và Anh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo