Quốc tế

Yếu tố có thể “thay đổi cuộc chơi” trong trận chiến xe tăng giữa Nga và Ukraine

Chiến trường Ukraine được cho là nơi chứng kiến những trận đánh xe tăng dữ dội nhất tại châu Âu kể từ Thế chiến 2 và có rất nhiều yếu tố quyết định ưu thế của các bên trong các trận đánh này.

Hình ảnh Su-24M mang Storm Shadow lần đầu lộ diện / Tướng cấp cao nhất của Mỹ cảnh báo Ukraine về chiến đấu cơ F-16

Nga được cho là mất số xe tăng đáng kể đang hoạt động kể từ khi xung đột nổ ra vào cuối tháng 2/2022 và hiện phải tận dụng triệt để kho dự trữ. Nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy Moscow phải đưa những xe tăng chiến đấu chủ lực T-54 có tuổi đời trên 70 năm ra chiến trường.

yeu to co the thay doi cuoc choi trong tran chien xe tang giua nga va ukraine hinh anh 1

Xe tăng T-14 Armata của Nga. Ảnh: TASS

Ukraine cũng mất một số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực, nhưng nước này đang bổ sung nguồn cùng bằng các loại phương tiện và vũ khí tiên tiến của phương Tây. Kiev đã tiếp nhận 230 xe tăng của phương Tây song các chuyên gia cho rằng, ngay cả khi có trong tay những phương tiện hiện đại này, thách thức mà Ukraine phải đối mặt vẫn chưa được giải quyết, bởi còn nhiều vấn đề liên quan đến huấn luyện, hậu cần và sự phối hợp với các lực lượng khác.

Nga và Ukraine đều muốn tránh tổn thất cho nhưng chiếc xe tăng mà họ có và cả hai bên đang tìm cách triển khai mọi chiến thuật để duy trì lực lượng chiến đấu của mình.

Ưu thế của Nga

Ông Zeno Leoni, giảng viên nghiên cứu quốc phòng tại Đại học King's College London cho rằng,trong một cuộc xung đột tiêu hao, “việc sở hữu số lượng lớn vũ khí thực sự rất quan trọng” và những chiếc xe tăng cũ của Nga có thể tạo ra sự khác biệt về lâu dài. “Một số người cho rằng Nga đã cạn kiệt vũ khí ngay ở giai đoạn đầu, nhưng trên thực tế họ vẫn đang chiến đấu và có trữ lượng khí tài quân sự lớn”. Chuyên gia Zeno Leoni viện dẫn một số báo cáo gần đây dự đoán, Nga có thể có tới 5.000 xe tăng cũ để triển khai trong cuộc xung đột.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho rằng, phần lớn xe tăng của Nga là các phiên bản T-72 và T-90, ngoài ra Moscow cũng có một số lượng lớn xe tăng T-80.

T-90 thực chất là phiên bản nâng cấp của T-72, với nhiều tính năng công nghệ tiên tiến hơn, tăng cường hỏa lực, tính cơ động và khả năng bảo vệ. Ông Jason Belgrave, trợ lý giám đốc tại Bảo tàng Thiết giáp và Pháo binh Australia cho biết: “Chúng có thiết bị điện tử và kính ngắm tốt hơn, nhưng về cơ bản giống nhau ở phần thân và tháp pháo”. T-90 được cho là xương sống trong lực lượng tăng thiết giáp của Nga trên chiến trường, nhưng vào tháng 4 vừa qua, Moscow tuyên bố đã triển khai “siêu tăng” còn mạnh mẽ hơn là T-14 Armata tại Ukraine. Một số nhà phân tích cho biết, T-14 Armata thậm chí còn vượt trội hơn xe tăng Abrams của Mỹ, nhưng chúng vẫn chưa tham gia vào các hoạt động tấn công trực tiếp.

 

Theo quân đội Anh, việc triển khai T-14 đối với Nga có thể là quyết định đầy rủi ro vì Moscow sản xuất rất ít loại xe tăng này. Hầu hết xe tăng của Nga đã trải qua một số lần nâng cấp trong những năm gần đây.

Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết, T-72B3M, phiên bản nâng cấp của tăng T-72 có những tính năng mới "vượt trội so với các đối thủ nước ngoài".

Yếu tố có thể làm thay đổi cuộc chơi

Theo ông Jason Belgrave, về mặt kỹ thuật, những phiên bản T-72 mới của Nga có sức mạnh tương đương với xe tăng hiện đại của phương Tây. Nhưng có một lỗ hổng về thiết kế khiến nó dễ bị tấn công. Nhiều video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy, hầu hết xe tăng T-72 đều bị tấn công ở phần tháp pháo.

Ông Jason Belgrave đánh giá, cả xe tăng T-72 và T-90 đều sử dụng bộ nạp đạn tự động và chứa đạn ở vị trí ngay dưới tháp pháo, với số lượng lên tới 40 quả. Nếu đạn dược của đối phương xuyên qua tháp pháo, nó có thể làm nổ tung toàn bộ kho đạn bên dưới.

 

Trong khi đó, một số xe tăng phương Tây như Leopard 2 của Đức không sử dụng bộ nạp đạn tự động. Đạn dược được trữ ở bên ngoài tháp pháo và ít có nguy cơ chúng phát nổ nếu tháp pháo bị nhắm trúng. Đó là lý do kíp lái của xe tăng này có tới 4 người.

“Nhưng xe tăng phương Tây cũng có những nhược điểm riêng”, ông John Amble – thuộc Viện nghiên cứu Chiến tranh Hiện đại của Mỹ tại West Point lưu ý. Những chiếc M1 Abrams và Leopard 2do Đức sản xuất có các thiết bị điện tử tiên tiến, đòi hỏi quá trình bảo dưỡng và thay thế phụ tùng phức tạp, trong khi lực lượng Ukraine chỉ có rất ít thời gian học cách thức vận hành. Ngoài ra, những chiếc xe tăng phương Tây thường rất nặng, vượt quá năng lực chịu tải của các cây cầu ở Ukraine.

Bên cạnh đó, nếu Nga quyết định triển khai lực lượng không quân nhiều hơn thì điều này sẽ “làm thay đổi cuộc chơi”, nhà phân tích Zeno Leoni lưu ý. “Xe tăng rất dễ bị áp đảo trước sức mạnh không quân, đặc biệt nếu Nga kết hợp một cách hiệu quả việc thu thập thông tin tình báo trên mặt đất với sức mạnh không quân để nhắm mục tiêu vào các xe tăng này”.

Chiến thuật bảo vệ xe tăng trên chiến trường

Theo các nhà phân tích, hai bên có thể sửa đổi các phương tiện của mình theo nhiều cách để bảo vệ chúng tốt hơn. Cách thức phổ biến nhất là trang bị giáp phản ứng nổ (ERA) cho xe tăng. Loại giáp này có tác dụng vô hiệu hóa hoặc giảm khả năng công phá của đạn chống tăng hay tên lửa. Hầu hết xe tăng của Nga đều được trang bị ERA để gia tăng khả năng sống sót trong các cuộc giao tranh. ERA cũng là một phương án nâng cấp tối ưu cho các xe tăng đời cũ.

 

Nhưng nhà phân tích Belgrave cho biết mỗi loại giáp ERA có khả năng bảo vệ khác nhau. Chẳng hạn giáp giáp phản ứng nổ (ERA) Relikt thế hệ mới của Nga có thể giảm 50% khả năng xuyên phá của đạn xuyên giáp APFSDS, cũng như vô hiệu hóa đầu đạn nổ kép như đầu đạn của tên lửa Javenlin.

Cách thức thứ hai là trang bị giáp lồng. Đây là biện pháp phòng thủ độc đáo, dùngcho các phương tiện quân sự hạng nặng để giảm bớt tác động từ các cuộc tấn công bằng UAV hay vũ khí chống tăng sử dụng đạn nổ mạnh chống tăng (HEAT). Giáp lồng, về cơ bản một bộ khung bằng kim loại gắn vào thanh xe tăng, có tác dụng xé nát đầu đạn hoặc kích nổ chúng sớm để làm giảm lực xuyên giáp bên trong. Giáp lồng thường được sử dụng để che chắn tháp pháo – nơi dễ bị tấn công nhất của xe tăng.

Theo nhà phân tích Amble, dù được trang bị những biện pháp bảo vệ vững chắc, xe tăng vẫn không thể giúp các bên giành chiến thắng trong một cuộc giao tranh nếu nó không được kết hợp với những loại vũ khí và phương tiện khác.

“Nếu xe tăng được sự hỗ trợ của bộ binh, chắc chắn chúng sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trên chiến trường”, ông Amble. Ngoài ra, việc một chiếc xe tăng có thể tiếp tục chiến đấu hay không sẽ phụ thuộc khả năng vận hành của kíp lái, các hệ thống cơ khí và năng lực hậu cần.

Theo nhà phân tích này, về lâu dài sự thiết hụt nhân lực sẽ là một vấn đề lớn. “Vấn đề không chỉ nằm ở việc bên nào có nhiều xe tăng hơn hay loại xe tăng nào tốt hơn, mà cần phải xét đến cả những yếu tố khác. Trong cuộc xung đột kéo dài, việc bổ sung nhân lực cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nhưng đây là điều mà phương Tây không thể hỗ trợ Ukraine”.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm