Tìm kiếm: mô-hình-trồng-rau
Không mất nhiều thời gian làm đất, không cần tìm nơi có diện tích lớn lại có rau sạch ăn quanh năm,…với những ưu điểm này trồng rau sạch bằng kỹ thuật thủy canh ngày càng được nhiều gia đình áp dụng.
Nhận thấy quê hương mình có tiềm năng để sản xuất nông nghiệp, anh Nguyễn Quốc Oai (xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) đã trở về lập nghiêp, thành lập Tổ hợp tác (THT) trồng rau và hoa, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần giảm nghèo cho người dân địa phương.
Tốt nghiệp Đại học xây dựng, đi khắp Tây Bắc, Tây Nguyên rồi sang Lào xây dựng các công trình thuỷ điện, công trình giao thông, năm 2016 kỹ sư Lê Văn Tiên, sinh năm 1985, thôn Văn Hà 2, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình quyết định về quê sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Tân Sơn là xã vùng cao của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, với 98% dân số là người Dao, cuộc sống của bà con phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Sau nhiều nỗ lực, bộ mặt nông thôn Tân Sơn ngày càng khởi sắc nhờ mô hình trồng rau an toàn với sự đồng hành của HTX.
Trải qua rất nhiều khó khăn, kỹ sư Trần Hữu Chung và 15 thành viên của HTX Nông nghiệp Trường Xuân luôn kiên trì với mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ, áp dụng công nghệ cao từ khâu cải tạo đất đến quy trình chăm sóc.
Anh Đinh Xuân Trung là người tiên phong trồng rau sạch, dưa sạch trong nhà lưới ở huyện Văn Yên. Không chỉ cung cấp rau, quả sạch cho các cơ quan, trường học, quán ăn trên địa bàn, anh còn tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), xã Khâu Tinh (Na Hang, Tuyên Quang) đã lựa chọn rau an toàn trái vụ và cao chanh để tập trung phát triển, tạo hướng đi bền vững giúp người dân thoát nghèo. HTX Dịch vụ nông nghiệp Khâu Tinh được giao nhiệm vụ liên kết với các hộ trong xã phát triển 2 sản phẩm này.
Gia đình chị Hoàng Thị Lan ở xóm 9, xã Quỳnh Văn được xem là hộ đầu tiên trồng giống rau má hoang dại có quy mô lớn ở huyện Quỳnh Lưu. Nhờ chăm sóc tốt nên mỗi năm gia đình chị có lãi cả trăm triệu đồng.
Những năm qua, các cấp, các ngành trong tỉnh rất tích cực hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương, qua đó giúp họ nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, xây dựng nông thôn mới.
Bằng kinh nghiệm hơn 16 năm làm thuê ở những đồn điền trồng rau hữu cơ tại Đài Loan (Trung Quốc) cùng với quyết tâm "dám nghĩ, dám làm", bà Đặng Thị Cuối - Giám đốc HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý đã trở thành một nữ tỷ phú nông dân của quê hương Đan Phượng (Hà Nội).
Sản phẩm "Cải bắp Tân Minh Đức" của HTX Tân Minh Đức (xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc) vừa được UBND tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao năm 2019. HTX được đánh giá là mô hình KTTT tiêu biểu của tỉnh Hải Dương.
Thời gian qua, phong trào khởi nghiệp tại Đồng Nai có nhiều chuyển biến tích cực, với nhiều dự án khởi nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ, du lịch sinh thái, các doanh nghiệp xã hội gắn với phát triển cộng đồng….
Tốt nghiệp kỹ sư cơ khí, rồi làm việc cho công ty đóng tàu với lương tháng cả chục triệu đồng, tuy nhiên anh Phạm Văn Dũng (Ninh Bình) vẫn quyết bỏ việc về quê… trồng rau. Ban đầu ai cũng nghĩ ý tưởng "khùng", nhưng sau 5 năm, mô hình rau sạch an toàn của anh đã thu lãi tới cả tỷ đồng.
Hiện nay, nhiều gia đình ở thành phố dù diện tích sân vườn chật hẹp thế nhưng họ vẫn muốn trồng rau sạch tại nhà để đảm bảo được chất lượng. Xuất phát từ nhu cầu đó, một nhóm bạn trẻ đến từ Khoa Nông học, trường Đại học Nông lâm (Đại học Huế) đã nghĩ ra ý tưởng và nghiên cứu thành công hệ thống vườn treo trồng rau.
Hơn 10 năm chăn nuôi gà nhưng do hiệu quả kinh tế mang lại không cao nên anh Võ Ngọc Hiền (trú thôn Cẩm Khê, xã Tam Phước, Phú Ninh) chuyển qua trồng rau hữu cơ cung ứng rau sạch cho thị trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo