Tìm kiếm: đầu-tư-FDI
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, ngành dệt may Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng dệt may thế giới, mang lại ngoại tệ lớn cho đất nước và thu nhập cho khoảng 3 triệu lao động.
Bước vào năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường... và ở trong nước, nền kinh tế cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng, bằng nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ và sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp, ngành nên kinh tế Thủ đô đã cán đích hơn so với mong đợi và dự báo trước đó.
Việt Nam gồm 63 tỉnh thành được chia thành 3 vùng miền Bắc – Trung – Nam. Trong đó, miền Nam là vùng lãnh thổ nằm ở vị trí cuối cùng trên bản đồ hình chữ S.
Chỉ còn ít ngày nữa sẽ khép lại năm 2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhận định: Với sự nỗ lực cao của các cấp, các ngành và cường độ thực hiện vào tháng cuối cùng, tăng trưởng GDP năm 2024 không những có thể đạt được mục tiêu kỳ vọng 7% mà có thể đạt mức cao hơn mục tiêu Quốc hội giao.
Theo thống kê gần nhất, dân số ở tỉnh thành này là hơn 9,3 triệu người, chiếm gần 10% dân số cả nước.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện có 147 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư tại Việt Nam với 41.720 dự án, tổng vốn đăng ký 496,7 tỷ USD.
DNVN - Các tiêu chí báo cáo về FDI hiện nay chồng chéo lẫn nhau và phân tán theo yêu cầu khác nhau của từng bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt, chưa có bộ tiêu chí đầy đủ đánh giá hiệu quả FDI một cách toàn diện và thống nhất ở các cấp, ngành và địa phương làm căn cứ cho việc giám sát, đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng FDI.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, trở thành bộ phận quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
DNVN - Tại hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan 2024” tổ chức ở Đà Nẵng ngày 27/9, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư, kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam.
DNVN - Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đang gia tăng. Những tiện lợi về cơ sở hạ tầng, chất lượng của các khu công nghiệp, nhất là không còn nỗi lo về thiếu điện khiến nhà đầu tư nước ngoài “thở phào nhẹ nhõm”.
DNVN - Ông Phạm Hồng Điệp - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Shinec, Chủ đầu tư Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) cho rằng, quá trình chuyển đổi sang mô hình khu công nghiệp sinh thái không chỉ truyền cảm hứng cho các nhà đầu tư trong khu công nghiệp mà còn mang mô hình này đi đầu tư ở các tỉnh khác.
Theo Nghị quyết số 108/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, cả nước sẽ phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm ở mức từ 6,5 - 7%. Con số này cao hơn mức từ 6 - 6,5% tại Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của Quốc hội.
DNVN - Ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tổng vốn FDI đăng ký 6 tháng đầu năm đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ. Trong đó, FDI đăng ký mới đạt hơn 9,5 tỷ USD. Nhiều dự án FDI lớn trong các lĩnh vực bán dẫn, điện tử, năng lượng… được đầu tư mới và mở rộng tăng vốn.
Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp: Doanh nghiệp Việt phải nỗ lực rất nhiều để không thua trên sân nhà
DNVN - Trao đổi với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Vũ Chí Kiên - Phó TGĐ CTCP Xây dựng QualiPro cho biết, nếu không muốn thua ngay trên sân nhà trong việc đầu tư, xây dựng hạ tầng và công trình trong khu công nghiệp, doanh nghiệp Việt cần phải nỗ lực rất nhiều mới có thể theo kịp và cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo