Tin tức - Sự kiện

Tăng giá dịch vụ y tế, tích cực và tiêu cực

(DNHN)Mức giá trung bình của các bệnh viện nhóm I bằng 94,5%, nhóm II bằng 92% và nhóm III bằng 88% so với gía tối đa ban hành theo thông tư 04.

Đến hết tháng 8 năm 2012 số người tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là 58786116 người, tăng 3998626 người (hơn 7%) so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, 8 tháng đầu năm toàn ngành thu 78947 tỷ đồng, đạt 65,51% so với kế hoạch giao (tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2011). Chi 80.345,7 tỷ đồng, trong đó chi trợ cấp Bảo hiểm xã hội cho gần 2,5 triệu người với số tiền là 50.283,9 tỷ đồng; trợ cấp ốm đau, thai sản cho 0,3 triệu người với 1.412,7 tỷ đồng; thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho 76,7 triệu lượt người với số tiền 17.494,1 tỷ đồng. Đây là những con số thống kê trong báo cáo 8 tháng đầu năm của Cục Bảo hiểm xã hội.

 

Bên cạnh những thành quả đạt được, trong 8 tháng đầu năm 2012 việc thực hiện chính sách bảo hiểm còn 1 số hạn chế như: tình trạng chậm đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội còn phổ biến ở các địa phương; số tiền nợ từ ngân sách của một số địa phương còn cao nhưng chậm khắc phục ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch năm 2012. Tổng số nợ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tính đến hết tháng 8/2012 là 8.120,2 tỷ đồng, tăng 1.636,7 tỷ đồng so với cùng kỳ 2011.

 

Tình trạng lạm dụng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vẫn diễn ra ở 1 số địa phương. Cụ thể, về bảo hiểm xã hội, tình trạng người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, tìm được việc làm không báo với cơ quan chức năng, nên cùng một thời gian vừa hưởng lương tại đơn vị mới vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

 

Về bảo hiểm y tế, nhiều cơ sở khám chữa bệnh chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuât, sử dụng máy móc thiết bị được trang bị từ nguồn vốn xã hội quá mức cần thiết so với tình trạng bện lý; kê khai số lượng, đơn giá thuốc; lạm dụng khám cận lâm sàng, bệnh nhân phải nằm ghép nhưng vẫn thanh toán mỗi người/định suất giường bệnh.

 

Về việc thẩm định và phê duyệt giá dịch vụ y tế, cho đến thời điểm này Bộ Y tế đã phê duyệt được giá của 22 bệnh viện Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.

 

Mức giá trung bình của các bệnh viện nhóm I bằng 94,5%, nhóm II bằng 92% và nhóm III bằng 88% so với gía tối đa ban hành theo thông tư 04.

 

Dự kiến phê duyệt giá đối với các cơ sở khám chữa bệnh thuộc và bộ ngành khác, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thẩm định và phê duyệt giá dịch vụ y tế của các bện viện thuộc các bộ, ngành (Bệnh viện trung ương quân đội 108, 103, 175, bệnh viện Y học Cổ truyền Quân đội, bệnh viện Bưu chính Viễn thông, bệnh viện Xây dựng, bệnh viện Giao thông vận tải, bệnh viện Thể thao, 19-8 …)

 

Các cơ sở khám chữa bệnh còn lại bộ Y tế cho phép áp dụng giá dịch vụ y tế của địa phương đã được hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt theo nguyên tắc: cơ sở khảm chữa bệnh đóng ở địa phương nào thì áp dụng theo giá của địa phương đó.

 

Hiện đã có 48 địa phương được hội đồng nhân  phê duyệt, trong đó có 37 địa phương đã triển khai thực hiện giá dịch vụ y tế và 11 địa phương chưa triển khai thực hiện.

 

Việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế đã co ảnh hưởng không nhỏ đối với người bệnh nói chung và người có thẻ bảo hiểm nói riêng.

 

Về mặt tích cực giá dịch vụ y tế trong lần điều chỉnh này đã được tính đủ các cơ cấu chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ gồm: vật tư tiêu hao, thuốc, tiêu hao điện nươc và các hậu cần khác.

 

Đặc biệt, với việc tính giá khám bệnh ngoại trú như quy định (định mức là 35 bệnh nhân/bàn khám/ngày được áp dụng để xây dựng giá khám bệnh ngoại trú), các bệnh viện sẽ phải bố trí thêm bàn khám để tránh quá tải đối với y bác sỹ và chờ đợi lâu của bệnh nhân, từ đó chất lượng khám chữa bệnh ngoại trú được nâng lên.

 

Đồng thời, việc áp dụng giá ngày giường bệnh theo hướng giảm mức thu đối với bệnh nhân nằm ghép cũng là hình thức thúc đẩy các cơ sở khám chữa bệnh sớm có các giải pháp giảm tải, hạn chế tình trạng nằm ghép à như vậy bệnh nhân sẽ được hưởng lợi từ điều này.

 

Một vấn đề rất quan trọng đối với người bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện giá dịch vụ y tế mới  đó là người bệnh bảo hiểm y tế sẽ không phải trả thêm tiền cho các loại thuốc, vật tư tiêu hao khi thực hiện các dịch vụ.

 

Khi tăng giá dịch vụ y tế đồng nghĩa với chi phí khám chữa bệnh sẽ tăng. Đa số các dịch vụ thường xuyên thực hiện đối với bệnh nhân được tăng giá từ 3-5 lần. Chi phí cho một đợt điều trị tăng từ 30-40%. Như vậy, nếu không có bảo hiểm y tế, người dân sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để giảm gánh nặng  chi phí về bệnh tật là tham gia bảo hiểm y tế để có sự chia sẻ từ cộng đồng.

 

Tăng giá dịch vụ y tế, người bệnh sẽ phải tăng mức đồng chi trả, đặc biệt là các đối tượng phải trả 20% như người cận nghèo. Thậm chí 5% cùng chi trả của đối tượng người nghèo cũng sẽ tăng và tạo nên những khó khăn nhất định cho đối tượng này.

 

Tăng dịch vụ y tế có thể dẫn đến tình trạng tăng cung dịch vụ y tế không cần thiết và như vậy phần đồng chi trả của người bệnh cũng sẽ tăng theo một cách không cần thiết này.

 

 

Như Trâm

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo