Thế giới đã nợ nhau 100.000.000.000.000 USD
Số liệu mới nhất của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã cho thấy điều đó. Theo BIS, trong khi số nợ tăng thêm 30.000 tỷ USD từ mức 70.000 tỷ USD trong khoảng thời gian từ giữa năm 2007 đến giữa năm 2013 thì giá trị cổ phiếu lại giảm 3.860 tỷ USD xuống còn 53.800 tỷ USD trong cùng thời gian này.
Con số nợ tăng thêm mà ngân hàng có trụ sở tại Thụy Sỹ này tính toán được xấp xỉ 2 lần GDP của Mỹ.
Số tiền vay bùng phát khi các ngân hàng trung ương kìm giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp để thúc đẩy tăng trưởng sau khi thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn của Mỹ sụp đổ và Ngân hàng Lehman Brothers Holdings Inc. phá sản, đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ Đại Suy thoái.
Lợi suất của tất cả các loại trái phiếu, từ chính phủ đến doanh nghiệp và cho vay thế chấp, hiện còn trung bình 2%/năm, giảm từ mức trên 4,8% của năm 2007, theo Bank of America Merrill Lynch.
“Với việc mở rộng chi tiêu đáng kể trong những năm gần đầy, các chính phủ (bao gồm chính phủ trung ương, bang và địa phương) là những người vay nợ nhiều nhất”, theo Branimir Gruic, một nhà phần tích, và Andreas Schrimpf, một nhà kinh tế của BIS.
BIS được sở hữu bởi 60 ngân hàng trung ương. Tổ chức này lập ra Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng để thiết lập nên các tiêu chuẩn vốn toàn cầu.
Các biện pháp khắc khổ
Nợ chưa thanh toán của chính phủ Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 12.000 tỷ USD, từ mức 4.500 tỷ USD cuối năm 2007, theo dữ liệu của Bộ Tài chính Mỹ. Doanh số trái phiếu công ty cũng tăng mạnh và đã đạt hơn 21.000 tỷ USD.
Lo ngại nợ tăng cao sẽ khiến các nhà đầu tư quốc tế bỏ chạy, nhiều quốc gia đã phải sử dụng đến các biện pháp khắc khổ là giảm chi tiêu và tăng thuế. Đây chính một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế ở khắp nơi trên thế giới như hiện nay.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu loại bỏ nợ lãi, thâm hụt ngân sách cơ bản của nhóm G7 đã đạt trung bình 5,1% trong năm 2010. Tuy nhiên, con số này giảm còn 1,2% trong năm nay, cũng theo IMF.
Chỉ trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2013, tỷ lệ thâm hụt ngân sách đã được Mỹ cắt giảm còn 3,5% GDP, trong khi khu vực đồng euro giảm còn 3,3%, Julian Callow, Kinh tế trưởng của Barclays Plc, cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
22% trái phiếu đáo hạn trong tháng 1/2025 có nguy cơ chậm trả nợ gốc
'Bệ phóng' AI giúp doanh nghiệp tài chính ngân hàng tăng tốc
Giá vàng ngày 11/1/2025: SJC chính thức vượt mốc 86 triệu đồng
Chống lãng phí đất đai - Bài 1: Bờ xôi ruộng mật bị bỏ hoang
Giá ngoại tệ ngày 11/1/2025: USD tăng mạnh, Index gần chạm mốc 110
Danh tiếng 'vua sầu riêng' thế giới gọi tên Việt Nam