Bắc Kạn: Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ chăn nuôi
Tây Ninh: Nuôi 'cá có chân' một vốn bốn lời / Hà Giang: Phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao ở Na Khê
Trong căn nhà xây hai tầng khang trang với đầy đủ tiện nghi phục vụ sinh hoạt, ông Dương Văn Quân chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện đi lên từ mô hình chăn nuôi. Đầu những năm 2000, gia đình ông vẫn là hộ có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương. Sau khi thành lập huyện Pác Nặm năm 2003, nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào vùng cao được triển khai đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân. Đường giao thông đi lại cũng thuận tiện nên gia đình ông đã quyết định đầu tư phát triển chăn nuôi.
Ông Quân bắt đầu xây dựng chuồng trại để chăn nuôi lợn nái và lợn thịt từ năm 2006 - 2007. Sau nhiều lần nuôi có được kinh nghiệm về cách chăm sóc, bảo vệ và thấy hiệu quả kinh tế nên ông đã mạnh dạn tăng tổng đàn, có thời điểm gần 100 con lợn, nuôi theo hình thức khép kín.
Ngoài ra, ông còn đầu tư máy xay xát để tận dụng thêm phần cám gạo phục vụ chăn nuôi. Khi đàn lợn có trọng lượng bình quân từ 60 - 80kg/con sẽ xuất bán, tư thương đến mua tận nơi nên rất thuận lợi trong tiêu thụ, có những năm riêng từ nuôi lợn ông thu nhập hàng trăm triệu đồng. Cùng với chăn nuôi, gia đình ông còn lắp bể Bioga để xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn năng lượng.
Mô hình nuôi nhốt trâu, bò của hộ ông Dương Văn Quân ở thôn Nà Mỵ, xã Giáo Hiệu đang là hướng đi mang lại thu nhập cao.
Những năm gần đây, nhận thấy việc chăn nuôi trâu, bò vỗ béo mang lại giá trị kinh tế cao, gia đình ông Quân đã xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt trâu, bò. Những diện tích ruộng, vườn trồng ngô, lúa kém hiệu quả đều được gia đình chuyển sang trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi. Hiện nay, gia đình ông Quân đã trồng hơn 4.000m2 cỏ để phục vụ nuôi nhốt cho khoảng 10 con trâu, bò.
Theo ông Quân, qua nhiều lứa nuôi, dần dần ông tích lũy được kinh nghiệm từ việc chọn con bê, nghé đến cách chăm sóc trâu, bò hằng ngày, như thường xuyên vệ sinh chuồng trại, chủ động phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi, nhất là khi thời tiết chuyển mùa hoặc rét đậm, rét hại thì chế độ ăn của trâu, bò phải khác so với ngày thường…
Hiện nay, mỗi con trâu, bò nuôi nhốt bình quân sẽ cho thu nhập 1 triệu đồng/tháng. Có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ chăn nuôi, gia đình ông Quân đã có thêm điều kiện để đầu tư hơn 3ha rừng trồng, đến nay những diện tích cây mỡ đã bắt đầu được khai thác. Mới đây, sau khi khai thác một héc-ta cây mỡ, gia đình ông đã thu về 60 triệu đồng.
Theo đồng chí Vy Thị Hoán- Phó Chủ tịch UBND xã Giáo Hiệu, gia đình ông Dương Văn Quân là một trong những hộ tiêu biểu về phát triển kinh tế ở địa phương. Sự cần cù trong lao động, sản xuất kết hợp với việc áp dụng hiệu quả các biện pháp khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi đã đem lại thu nhập cao cho gia đình.
Từ hiệu quả của mô hình nuôi nhốt trâu, bò kết hợp trồng cỏ phục vụ chăn nuôi của gia đình ông Quân, đến nay trong thôn Nà Mỵ đã có hơn 10 hộ thực hiện trồng cỏ và nuôi nhốt trâu, bò sinh sản và nuôi vỗ béo, một số mô hình đã cho kết quả bước đầu khá tốt./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xu hướng tiêu dùng xăng E5 ngày càng giảm
Giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng cao trong 3 năm tới
AWS dự kiến đầu tư hơn 5 tỷ USD vào Thái Lan
Việt Nam SuperPort cùng đối tác hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt, nâng cao năng lực thương mại quốc tế
Bộ Công Thương dẫn đầu các bộ về phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024