Cắt điều kiện kinh doanh: Chuyển động mới từ các Bộ
BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Cư dân Carina Plaza cầu cứu Bí thư TP.HCM, đề xuất các phương án phân lại vùng kinh tế / Cấm nhập khẩu máy đào tiền ảo: Muộn còn hơn không
Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị góp ý Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực quản lý. |
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng và lấy ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng và sửa đổi các điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP.
Trong khi đó, Bộ GTVT xây dựng và lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực đường thủy nội địa; dự thảo Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
Bộ GTVT cũng đã chính thức trình lên Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Còn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông, trong đó có quy định về điều kiện cấp phép thăm dò, khai thác cát sỏi lòng sông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Trước đó, hồi tháng 6 vừa qua, Bộ này đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, thay thế Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
Bộ Tài chính cũng đã xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Đáng chú ý, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã đề nghị góp ý Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực thông tin truyền thông, cụ thể là trong kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, kinh doanh dịch vụ viễn thông, kinh doanh dịch vụ bưu chính, hoạt động của nhà xuất bản, hoạt động in…
Cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh là nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm với nhiều chỉ đao quyết liệt. Chính phủ đã yêu cầu tất cả các bộ, ngành rà soát các điều kiện kinh doanh, yêu cầu cắt giảm 50% trong tổng số 5.905 điều kiện hiện hành.
Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 6/8 vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, chỉ còn gần 10 ngày cho thời hạn rà soát, cắt giảm 50% về điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, tuy nhiên tỷ lệ cắt giảm mới đạt 15,2% và có 14 bộ, ngành còn đang thực hiện quy trình. VPCP hiện đang đốc thúc các bộ, ngành hoàn thành để đáp ứng sự mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Tổ công tác của Thủ tướng hồi đầu tháng 7 vừa qua, “cá biệt có bộ chưa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án đơn giản, cắt giảm điều kiện kinh doanh”.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tính đến cuối tháng 6/2018, có khoảng 11 bộ đã đưa ra được phương án cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh hiện có thuộc phạm vi quản lý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025