Điều gì đang cản dòng vốn ngoại 'chảy' vào Việt Nam?
Bình Dương: Ngăn chặn tình trạng sốt giá, bong bóng bất động sản / Thị trường xe ô tô, xe máy vượt qua 2020 đầy sóng gió
GS.TS. Edmund Jamer Malesky, Trưởng nhóm nghiên cứu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Giám đốc Trung tâm phát triển quốc tế Đại học Duke cho hay, trong điều tra PCI-FDI từ năm 2013-2015, nhóm nghiên cứu đề nghị các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) cho biết họ có lựa chọn đầu tư vào Việt Nam trong tương quan so sánh với các quốc gia khác hay không, và nếu có, so với các quốc gia khác, đâu là các yếu tố thu hút họ đầu tư vào Việt Nam?
Còn nhiều bất cập
"Trên phiếu hỏi, chúng tôi đưa ra 9 yếu tố để DN lựa chọn: kiểm soát tham nhũng; hệ thống thủ tục, quy định; thuế; rủi ro bị thu hồi mặt bằng sản xuất kinh doanh; mức độ ổn định chính sách; cơ sở hạ tầng; chất lượng cung cấp dịch vụ công; vai trò của DN trong hoạch định chính sách; và ổn định chính trị. Trong phiếu khảo sát PCI 2020, chúng tôi đưa các câu hỏi này trở lại nhằm đánh giá xem năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã thay đổi như thế nào sau 5 năm", GS.TS. Edmund Jamer Malesky chia sẻ.
Chỉ có 40% doanh nghiệp FDI cho rằng Việt Nam có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt hơn so với các quốc gia khác. |
Kết quả, nếu năm 2013, ngoại trừ yếu tố chính trị ổn định, các đánh giá của DN FDI đối với 8 yếu tố còn lại đều rơi vào khoảng từ 30 - 60% và điểm số khá tập trung. Năm 2020, khoảng cách này đã giãn rộng hơn và thang điểm cũng tăng lên. Trong đó, nhóm yếu tố ổn định chính trị của Việt Nam liên tục được các DN FDI đánh giá cao, với tỷ lệ trên 90% và dao động không đáng kể qua các năm.
Nhóm thứ hai (lợi thế mới nổi) bao gồm các yếu tố rõ ràng đã trở thành điểm mạnh của Việt Nam sau những bước tiến ấn tượng trong các năm qua: rủi ro bị thu hồi mặt bằng sản xuất kinh doanh và rủi ro bất ổn chính sách. Năm 2013, có 64% DN FDI tham gia điều tra PCI nhận định rủi ro bị thu hồi mặt bằng là thấp, và 60% cho rằng Việt Nam có rủi ro bất ổn chính sách thấp hơn các quốc gia khác mà họ đã cân nhắc đầu tư.7 năm sau, năm 2020, 2 yếu tố này được nhà đầu tư đánh giá cao, với tỷ lệ tương ứng đạt ngưỡng xấp xỉ 80% (79,7% cho rằng rủi ro bị thu hồi mặt bằng sản xuất kinh doanh thấp và 81,7% cho rằng bất ổn chính sách thấp).
Tuy nhiên, đối với nhóm thứ ba (lợi thế còn tiềm năng) bao gồm các yếu tố mặc dù đã có một số bước tiến song vẫn còn là điểm yếu của môi trường kinh doanh tại Việt Nam so với các nước khác: yếu tố thuế và vai trò của DN trong hoạch định chính sách, vẫn chưa có nhiều cải thiện.Với những cải thiện đáng kể lĩnh vực thuế với chính sách thuế hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ DN FDI lựa chọn đầu tư vào Việt Nam cũng tăng từ 55% năm 2015 lên 62% năm 2020.
Trong khi đó, các DN FDI vẫn cảm thấy họ có vai trò hạn chế trong hoạch định chính sách. Mặc dù một tỷ lệ tương đối lớn - 61% DN FDI tham gia điều tra PCI, cho rằng DN họ có vai trò tích cực hơn trong hoạch định chính sách tại Việt Nam so với các quốc gia khác, đây chỉ là mức tăng nhẹ từ 59% năm 2013 và giảm so với năm 2015.
Theo GS.TS. Edmund Jamer Malesky, nhóm cuối cùng, có lẽ là nhóm đáng quan tâm nhất, bao gồm các yếu tố mà Việt Nam cần đẩy mạnh giải quyết (các hạn chế có tính truyền thống). Nhóm này bao gồm các yếu tố như kiểm soát tham nhũng; hệ thống thủ tục, quy định; cơ sở hạ tầng; chất lượng cung cấp dịch vụ công. Gần 40% DN FDI coi chống tham nhũng là một trong những điểm mạnh của Việt Nam trong năm 2020, tăng từ mức xấp xỉ 30% năm 2014, cho thấy công cuộc chống tham nhũng của Chính phủ đã đạt được những thành quả rõ nét. Tuy nhiên, nếu tính theo giá trị tuyệt đối, con số này vẫn khá thấp - dưới 50% - nghĩa là vẫn còn nhiều lợi ích tiềm tàng Việt Nam có thể khai thác khi nâng cao môi trường kinh doanh quốc gia.
Các bất cập liên quan đến hệ thống thủ tục, quy định tại Việt Nam, nhìn chung gần như không đổi; năm 2013 chỉ có 44% DN FDI coi đây là một lợi thế so sánh của Việt Nam, trong khi con số này vào năm 2020 là 45%.
Về cơ sở hạ tầng, dù Chính phủ ngày càng chú trọng cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, chỉ có 40% DN FDI cho rằng Việt Nam có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt hơn so với các quốc gia khác. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn coi chất lượng cung cấp dịch vụ công là điểm yếu của Việt Nam, dù đánh giá của DN FDI về lĩnh vực này đã cải thiện đáng kể, tăng từ mức báo động 29% năm 2014 lên gần 46% của năm 2020.
Cấp phép đầu tư trong vòng 24 giờ
Đáng chú ý, về đối thủ cạnh tranh thu hút FDI với Việt Nam, Thái Lan vẫn là một trong những lựa chọn phổ biến nhất để thay thế cho Việt Nam trong khu vực ASEAN, với vị trí ngang bằng Singapore và Indonesia (lần lượt là 11% và 10%), và trên Malaysia (4%).
Một số khía cạnh còn đáng quan ngại, đó là kiểm soát tham nhũng, hệ thống thủ tục, quy định, cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ công. Dù những lĩnh vực này đã có cải thiện rõ nét nhưng năm 2020, chỉ có 27% DN FDI đánh giá mức độ tham nhũng ở Việt Nam ít phổ biến hơn ở Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia...
Từ góc độ nhà đầu tư, ông John Rockhold, Tổng giám đốc CTCP Chân Mây LNG, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết DN FDI mang vốn, công nghệ, tạo việc làm nên đóng góp lớn vào tăng trưởng của Việt Nam. Để có thu hút FDI chất lượng thì Việt Nam cần có một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi. Theo đó, từ kết quả PCI, các địa phương cần phân tích, tìm ra biện pháp để có thể nâng cao sức hấp dẫn, hiệu quả môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thu hút FDI.
Đi cụ thể vào vấn đề giá điện, ông John Rockhold cho rằng, Chính phủ Việt Nam không thể tiếp tục trợ giá với giá điện, điều này làm méo mó thị trường. Theo đó, cũng cần có cơ chế khuyến khích về thuế với các DN đầu tư vào công nghệ xanh.
Từ kinh nghiệm của địa phương dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2020, ông Nguyễn Tường Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian qua, địa phương này đã cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, giảm thành phần hồ sơ, giảm thời gian thủ tục hành chính, từ đó giảm chi phí cho DN và người dân.
"Không ít dự án đến đầu tư ở Quảng Ninh được cấp phép trong vòng 24 giờ. Cách đây một tuần, chúng tôi trao giấy phép đầu tư cho một nhà đầu tư về tế bào quang điện trong vòng 24 giờ, với tổng mức đầu tư 500 triệu USD", ông Văn thông tin.
Bên cạnh đó, Quảng Ninh thực hiện mô hình đổi mới sáng tạo, đó là trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, đẩy mạnh hoạt động của ban quản lý xúc tiến đầu tư ở cấp tỉnh và cấp huyện… Điều này ngày càng khẳng định cải cách thủ tục hành chính đi vào thực chất, tiếp thu cầu thị "tiếng nói" của nhà đầu tư và DN...
GS.TS. Edmund Jamer Malesky khuyến nghị, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện 2 lĩnh vực còn nhiều bất cập theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, là hệ thống thủ tục, quy định và cơ sở hạ tầng. Việt Nam có thể đẩy mạnh đơn giản hóa quy trình thành lập DN, số hóa và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, thực hiện hiệu quả các cải cách nhằm hoàn thiện các khâu, các bước còn nhiều bất cập trong các thủ tục hành chính về thuế và bảo hiểm xã hội, từ đó nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh quốc gia và lợi thế so sánh với các nước trong khu vực.
Quy mô DN FDI giảm dần theo thời gian Báo cáo PCI 2020 cũng nhìn thẳng vào những bất cập thu hút FDI vài năm gần đây, cảnh báo về dấu hiệu quy mô DNFDI giảm dần theo thời gian. Trong khi số lượng DNFDI tiếp tục tăng lên, quy mô vốn đầu tư và lao động trung bình của khối này đang có xu hướng thu nhỏ dần. Một số chuyên gia khác cũng đã cảnh báo về việc xuất hiện nhiều DNFDI quy mô nhỏ vào Việt Nam với vai trò vệ tinh -cung ứng cho các dự án FDI lớn. Các DNnày có thể chiếm mất thị phần của các nhà cung ứng trong nước và cản trở các DNViệt Nam hội nhập các chuỗi cung ứng toàn cầu. Cụ thể, lần đầu tiên trong 11 năm điều tra PCI-FDI, tỷ lệ DNcó dưới 5 lao động đã vượt quá 10%, chính xác là 10,8% so với mức 9,1% của năm 2019. Tỷ lệ DNcó từ 5-9 lao động cũng tăng từ 10,6% lên 11,3%.
Dấu hiệu đảo ngược này cũng diễn ra với quy mô vốn chủ sở hữu. Năm 2019, tỷ lệ DNcó số vốn dưới 0,5 tỷ đồng chỉ là 9,8%. Một năm sau, con số này tăng lên mức cao kỷ lục 13,1%. Với nhóm DNlớn, chỉ có 3,7% DNFDI có số vốn chủ sở hữu từ 200 -500 tỷ đồng, và chỉ 4,6% DNcó số vốn trên 500 tỷ đồng (so với con số tương ứng 5,0% và 5,1% năm 2019). |
End of content
Không có tin nào tiếp theo