Giá vàng ngày 29/2/2024: Thế giới và trong nước đồng loạt tăng
Việt Nam sẽ đón lượng lớn nguồn cung văn phòng mới / Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may
Giá vàng ngày 29/2/2024: Thế giới và trong nước đồng loạt tăng. Ảnh: Kitco.
Thị trường vàng thế giới trầm lắng khi giới đầu tư đang chờ đợi các báo cáo quan trọng trong tuần này. Dự kiến, báo cáo chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), được cho là sẽ tác động đến đường hướng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sẽ được công bố trong hôm nay.
Các báo cáo công bố gần đây cho thấy, lạm phát của Mỹ tăng một chút so với dự kiến. Theo các chuyên gia, mặc dù lạm phát cao hơn một chút so với dự báo, nhưng vẫn đủ khiến Fed phải tính toán lại thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ của mình. Trong phát biểu thời gian gần đây, các quan chức Fed đều để ngỏ khả năng rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ không bàn tính đến việc cắt giảm lãi suất cho đến giữa năm nay. Theo công cụ CME FedWatch, thị trường nhận thấy hơn 60% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6.
Bất chấp những thách thức mà vàng đang phải đối mặt trong môi trường lãi suất cao, chiến lược gia hàng hóa Ole Hansen của Ngân hàng Saxo vẫn duy trì triển vọng lạc quan đối với vàng với dự đoán giá vàng sẽ đẩy lên 2.300 USD/ounce trong năm nay. Tuy nhiên, chuyên gia này lưu ý, kim loại quý này vẫn sẽ mắc kẹt trong phạm vi hiện tại cho đến khi thị trường biết chắc về thời điểm cắt giảm lãi suất của Fed.
Với ý nghĩ đó, chuyên gia này cho rằng, hướng đi ngắn hạn của vàng sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế sắp tới và tác động của chúng đối với đồng USD, lợi suất và không kém phần quan trọng là kỳ vọng cắt giảm lãi suất.
Cùng quan điểm, các nhà phân tích tại HSBC cũng đánh giá cao sức mạnh của kim loại màu vàng trong thời gian qua và nhấn mạnh rằng, trụ cột quan trọng tạo nên sức mạnh tương đối của vàng là tình trạng bất ổn địa chính trị đang diễn ra. Trong 2 năm qua, vàng đã chứng kiến sức hấp dẫn trú ẩn an toàn đáng kể khi giới đầu tư tìm cách tự bảo vệ tài sản của mình do lo ngại liên quan đến 2 cuộc xung đột. Tuy nhiên, trong một báo cáo mới đây, các chuyên gia của HSBC cho biết, họ thấy cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng gia tăng cũng động tích cực đến kim loại quý khi nó làm tăng thêm tình trạng bất ổn địa chính trị.
Trên thị trường trong nước, giá kim loại quý được niêm yết cụ thể như sau: Tập đoàn Vàng Bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 77,250 triệu đồng/lượng (mua vào) và 79,250 triệu đồng/lượng (bán ra). Tăng 400.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra.
Giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 77,350 triệu đồng/lượng (mua vào) và 79,200 triệu đồng/lượng (bán ra). Tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 350.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức giá: 77,300 triệu đồng/lượng (mua vào) và 79,320 triệu đồng/lượng (bán ra). Tăng 400.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra.
Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 77.400 triệu đồng/lượng (mua vào) và 79,300 triệu đồng/lượng (bán ra). Tăng 400.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 350.000 đồng/lượng chiều bán ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025