Grab thêm nhiều đối thủ, thị trường taxi - xe ôm công nghệ cạnh tranh khốc liệt
Tai nạn 13 người chết: Tài xế xe bồn bấm còi liên tục, hét lớn xe gặp nạn / Điểm uốn lượn khó hiểu trên quốc lộ trăm tỷ
Muôn hoa đua nở
Chị Thu Trang (nhân viên văn phòng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) muốn đặt một chuyến taxi từ Lý Thường Kiệt đến Yên Hòa, Cầu Giấy. Chị mở ứng dụng Grab, mức giá ứng dụng báo là 71.000 đồng, chưa có khuyến mại. Trong khi đó, nếu chị đặt bằng ứng dụng FastGo, giá chỉ là 63.000 đồng.
Ứng dụng gọi xe ô tô FastGo chính thức ra mắt tại Hà Nội hồi đầu tháng 6, đặt mục tiêu cạnh tranh trực diện với Grab với 20.000 tài xế trong 2 năm tới, mở rộng ra 8 thành phố tại Việt Nam. Ứng dụng này được phát triển bởi tập đoàn NextTech, một doanh nghiệp thuần Việt.
Trước FastGo, đã có nhiều ứng dụng gọi xe công nghệ của Việt Nam ra mắt thị trường nhằm cạnh tranh với Grab và thế chân Uber khi hãng này rời khỏi Việt Nam như T.net, VATO, ABER…
Không chỉ doanh nghiệp trong nước, thị trường hơn 90 triệu dân và tỷ lệ người dùng smart-phone ngày càng cao là miếng bánh béo bở cho các ông lớn taxi công nghệ của nước ngoài như Didi Chuxin (Trung Quốc), Go-Jek (Indonesia)... Và như một cách để PR thương hiệu, ngay khi ra mắt thị trường, các hãng này sẽ dùng chính sách cạnh tranh về giá để thu hút khách hàng.
Như hãng FastGo ở trên, họ cam kết một mức giá cố định, không tăng giá vào giờ cao điểm. Đây được coi là chiến lược để cạnh tranh với Grab, vốn bị khách hàng kêu ca là tăng giá vô tội vạ vào giờ cao điểm, mưa lớn...
Hiện tại mức giá cho xe 4 chỗ thông thường (Fast Car) là 7.900 đồng/km, thấp hơn tất cả các hãng khác. Đối với xe sang trọng (Fast Luxury), mức giá sẽ nhân 1,3 hoặc 1,4 so với giá cước Fast Car.
Mới đây, ứng dụng đặt xe 2 bánh Go-Viet cũng ra mắt tại Hà Nội sau chưa đầy 2 tháng hoạt động tại TP Hồ Chí Minh. Ngay lập tức, hãng này tung ra chương trình khuyến mại cuốc xe đồng giá 1.000 đồng cho tất cả các lệnh đặt xe từ 6 quận nội thành và khoảng cách 6 km.
Sự tham gia của hàng loạt ứng dụng gọi xe công nghệ đã khiến Grab không còn giữ thế độc quyền như trước đây và người tiêu dùng được nhiều chính sách có lợi về giá.
Lấn sân nhiều lĩnh vực
Không đơn thuần khai thác dịch vụ vận tải người, các hãng công nghệ ngày càng nghiên cứu sâu sắc tâm lý khách hàng để đưa ra các dịch vụ theo kiểu phục vụ từ đầu đến chân.
Go-Viet, với sự hỗ trợ về tài chính, công nghệ của Tập đoàn công nghệ đa nền tảng lớn nhất IndonesiaGo-Jek, đang có rất nhiều tham vọng tại thị trường Việt Nam. Hiện Go-Viet cung cấp dịch vụ gọi xe 2 bánh và chuyển phát nhanh theo yêu cầu. Tuy nhiên, tương lai hãng này muốn lấn sân sang rất nhiều lĩnh vực phục vụ đời sống con người như mô hình tại Indonesia.
“Thông qua việc ứng dụng công nghệ, Go-Viet sẽ mang lại nhiều đơn hàng hơn từ các sản phẩm dịch vụ khác nhau, không chỉ có vận tải hành khách mà còn có giao thức ăn, giao hàng, đi chợ hộ, giao thuốc, mua vé... Khách hàng chỉ cần 1 ứng dụng để dùng nhiều dịch vụ đa dạng”, ông Nguyễn Vũ Đức – Đồng sáng lập kiêm Tổng Giám đốc của Go-Viet chia sẻ.
Thực tế, tốc độ phát triển của ứng dụng này rất đáng gờm. Chỉ sau 6 tuần hoạt động thí điểm 12 quận tại TP Hồ Chí Minh, Go-Viet đã thu hút hơn 25.000 đối tác tài xế đăng ký tham gia và được hơn 1,5 triệu lượt tải về. Hãng này tuyên bố hiện đã chiếm đến 35% thị phần xe ôm công nghệ tại TP lớn nhất Việt Nam này.
Go-Viet chia sẻ kế hoạch sẽ sớm ra mắt các sản phẩm: Go-Car (Dịch vụ Gọi xe công nghệ bốn bánh), Go-Food (Dịch vụ giao thức ăn nhanh) và Go-Pay (Dịch vụ thanh toán tiền điện tử) trong thời gian tới.
Sự cạnh tranh cả về giá và chất lượng dịch vụ sẽ khiến thị trường gọi xe công nghệ của Việt Nam cạnh tranh khốc liệt trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
VietinBank đẩy mạnh ứng dụng AI