Khai phá ‘mỏ vàng’ xuất khẩu nông sản trực tuyến
Khu nghỉ dưỡng Ana Mandara Huế chuyển tên thương hiệu thành Lapochine Beach Resort / Lâm Đồng: Giảm giá thuê sạp chợ cho tiểu thương bị ảnh hưởng Covid-19
Thời gian gần đây, khi mà việc đi lại để giao dịch giữa các nhà xuất khẩu (XK) nông sản Việt với các đối tác nước ngoài gặp khó vì còn ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn cầu thì việc giao thương trực tuyến (online) lại được xem như một giải pháp để thay thế.
Kết nối “B2B online”
Chẳng hạn như Innovative Hub (đại lý của Alibaba tại 2 thị trường Singapore và Việt Nam) vừa giữa tháng 5/2020 có tổ chức chương trình kết nối “B2B online” (giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp nước ngoài diễn ra trên sàn thương mại điện tử).
Trong đó có 11 doanh nghiệp (DN) Singapore từ các ngành như nông sản, bao bì đóng gói, nhóm sản phẩm chăm sóc gia đình...chia sẻ về thị trường nội địa và cơ hội hợp tác đầy tiềm năng với DN XK nông sản Việt trong tương lai.
Trong mùa dịch Covid-19, phía Thương vụ Việt Nam tại Singapore được đánh giá là khá tích cực trong việc hỗ trợ kết nối được nhiều hợp đồng XK nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam sang thị trường này.
Thương vụ cũng phối hợp các Hiệp hội ngành hàng của Singapore để triển khai chuỗi hội nghị kết nối trực tuyến, trong các lĩnh vực thực phẩm chế biến, nông thủy sản. Việc kết nối trực tuyến được tổ chức qua ứng dụng Zoom, theo đó, Thương vụ sẽ hỗ trợ các DN tiến hành hoạt động B2B online.
Trước đó, phía Thương vụ đã nhanh chóng triển khai các “gian hàng ảo” của các DN trên trang thông tin của mình, nhờ đường link kết nối đến website của DN Việt Nam, các DN Singapore có thể chủ động tìm hiểu thông tin, xác định đối tác trước khi tham gia kết nối trực tuyến.
Bản thân các DN Singapore cũng tỏ ra rất thích thú với hình thức này vì cho rằng Thương vụ đã tạo ra một kênh kết nối an toàn này,giúp các DN có thể yên tâm giao dịch mua hàng nông sản thực phẩm, giảm chi phí cho cả hai bên.
Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Singapore lưu ý là các DN XK Việt Nam cần quan tâm đến việc kết nối theo chuỗi với các nhà cung ứng dịch vụ vận tải, kho bãi, nhà vận tải gom hàng…có sẵn thông tin và mạng lưới để xuất hàng nhanh chóng. Các DN Việt Nam đặc biệt phải quan tâm đến việc xây dựng trang web và năng lực trao đổi thông tin qua các ứng dụng công nghệ số.
Hoặc như trong các ngày 26 - 27/5, khoảng 23 DN nông sản, thực phẩm, đồ uống của Việt Nam đã tham gia giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc (Vân Nam) 2020 nhằm giới thiệu tới các nhà nhập khẩu Vân Nam đa dạng sản phẩm chất lượng của Việt Nam, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy sản xuất, người tiêu dùng Vân Nam nói riêng và thị trường Trung Quốc rộng lớn.
Xu thế tất yếu
Theo nhận định của ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), do dư âm dịch Covid-19 nên hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa DN hai bên vẫn chưa thể triển khai như bình thường. Do đó, việc giao thương trực tuyến sẽ giúp DN nông sản, thực phẩm Việt Nam duy trì kết nối, tiếp tục thúc đẩy các cơ hội kinh doanh triển vọng tới thị trường Vân Nam.
Sau sự kiện này, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết sẽ tổ chức giao thương trực tuyến với các thị trường khác ở Trung Quốc như Tứ Xuyên, Quảng Tây.
Nhiều ý kiến cho rằng nếu các DN XK nông sản Việt chú trọng kênh XK trực tuyến thì cơ hội gia tăng XK sang Trung Quốc càng tốt hơn. Như hồi năm ngoái sản phẩm cá tra của Việt Nam đã có mặt trên sàn Alibaba của Trung Quốc và nhiều DN nước này cũng chuộng việc mua bán trên sàn thương mại điện tử.
Quan sát các hoạt động XK nông sản Việt gần đây, Ts. John Walsh, Chủ nhiệm bộ môn Kinh doanh Quốc tế tại Đạị học RMIT Việt Nam, cho rằng việc bán hàng trực tuyến có thể giải pháp đối phó với tình trạng hiện nay trong nông nghiệp.
Ông nói: “Đây là điều mà một số nơi đã đang làm, Trung Quốc là một ví dụ cho thấy buôn bán nông sản trực tuyến có thể là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ. Chúng ta đều chứng kiến số phương tiện chuyển phát tăng mạnh, và sẽ có DN vận hành theo cách này để duy trì hoạt động và dòng tiền còn hơn là cùng nhau đóng cửa”.
Nhưng bắt đầu quy trình này ở Việt Nam “từ con số 0” sẽ rất khó khăn. “Sẽ tốt hơn nếu đưa phương tiện vận chuyển hiện có trong chuỗi cung ứng ra vùng nông thôn nơi có nhu cầu hoặc có thể đẩy mạnh nhu cầu”, Ts. John Wash nhấn mạnh.
“Dù điều này sẽ không thích hợp ngay với mọi nông dân, một số nhóm và tổ chức sẽ có lợi khi có nhiều cơ hội hơn trong sản xuất và phân phối các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận. Người tiêu dùng Việt, cũng như người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới, đều có nhu cầu mua thực phẩm an toàn và sạch cho gia đình họ”, vị chuyên gia của RMIT chia sẻ thêm.
Theo dự báo hoạt động giao thương trực tuyến xuyên biên giới sẽ tăng lên mức 3,3 nghìn tỷ USD trong 2 năm tới. Do đó, XK nông sản Việt qua môi trường này là xu thế tất yếu và cũng là phương thức nhanh nhất giúp DN có được đơn hàng.
Nhất là việc gia nhập những nền tảng kết nối B2B online sẽ giúp DN XK nông sản tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên toàn thế giới, giảm chi phí liên quan đến việc xúc tiến thương mại truyền thống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
Ngành hàng trái cây Việt cần tận dụng “mỏ vàng” XK trực tuyến