Kinh tế Việt Nam - một hành trình gian truân nhưng kiên cường
Phó Thủ tướng chỉ đạo bình ổn thị trường vật liệu xây dựng / Giảm phí kinh doanh dịch vụ truyền hình hết năm 2022
Việt Nam đạt mức xuất nhập khẩu kỷ lục 668,5 tỷ USD, xuất siêu 4 tỷ USD
Con số ấn tượng nhất được báo chí nhắc tới nhiều lần trong nhiều tuần trở lại đây đó là mức xuất nhập khẩu kỷ lục 668,5 tỷ USD. Đáng chú ý ở con số xuất nhập khẩu kỷ lục này cần phải nhấn mạnh là việc xuất siêu đạt mức 4 tỷ USD, theo công bố của Tổng Cục thống kê. Trong khi đó, tính cả năm 2021, ước tính GDP chỉ tăng trưởng 2,58% so với năm trước.
Theo báo Lao động, dù đây là mức tăng trưởng thấp, nhưng đây là một thành công lớn sau khi quý 3/2021 GDP giảm âm rất sâu. Còn trong điểm sáng về thương mại, trong năm 2021 có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7%.
Kinh tế Việt Nam đã trải qua một hành trình vô cùng gian truân, nhưng cũng hết sức kiên cường. (Ảnh minh họa - Ảnh: VN Media)
Nông nghiệp tiếp tục xác lập kỷ lục mới
Trong vài năm trở lại đây, nông nghiệp đã liên tục phát huy vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế và năm 2021 cũng vậy. Theo báo Nông thôn ngày này, nông nghiệp năm 2021 tiếp tục xác lập kỷ lục mới. Tờ báo cũng dẫn lời của Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định nông dân đã làm giàu bằng bàn tay, khối óc, đóng góp chung cho nền kinh tế
Cụ thể năm vừa qua, xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản lần đầu tiên lập kỷ lục 48,6 tỷ USD; ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đều vượt mục tiêu đề ra cả về sản lượng và giá trị. Có kết quả này là nhờ điều hành linh hoạt, cụ thể là tìm kiếm các mô hình mới, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, từ tư duy quản lý sang tư duy hỗ trợ, kiến tạo.
Vốn đầu tư nước ngoài hồi phục ấn tượng
Ngoài nông nghiệp thì thu hút đầu tư nước ngoài cũng có những con số đáng chú ý được báo chí phân tích và bình luận. Theo Báo Đầu tư, trong năm 2021, 31,15 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký vào Việt Nam, tăng 9,2% so với năm trước đó.
Bài viết cho rằng, cùng với đà phục hồi của dòng vốn đầu tư toàn cầu, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có bước phục hồi khá ấn tượng. Nhờ vào một loạt dự án quy mô lớn của Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản đều có vốn đăng ký từ hơn 1 - 3 tỷ USD, nên vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm vẫn duy trì đà tăng. Đáng chú ý, nhiều dự án trong số này có chất lượng, có hàm lượng khoa học công nghệ cao và sức lan tỏa lớn.
Dù khó khăn nhưng sức sống luôn mạnh mẽ
Báo đầu tư cũng phản ánh, mặc dù năm nay khó khăn là thế, nhưng doanh nghiệp trong nước vẫn cố gắng nỗ lực hồi phục. So với tháng 8 và tháng 9/2021, thời điểm dịch bệnh phức tạp nhất, số doanh nghiệp đăng ký mới trong tháng 12 đã tăng hơn 100%, số vốn tăng tới gần 150%. Con số phản ánh rất rõ không khí sôi động trở lại trong hoạt động của doanh nghiệp sau khi Nghị quyết 128 của Chính phủ phát huy hiệu lực
GDP cả năm tăng 2,58% là thấp nhất trong 10 năm qua, cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch bệnh đến nước ta, tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, mức tăng trưởng này là phù hợp và tích cực.
Tăng trưởng 2,58% năm 2021 là phù hợp và tích cực
Cơ sở cho sự lạc quan này, theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương trao đổi trên Thời báo Tài chính, doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đã tăng thêm hơn 28% trong quý 4, cho thấy sức bật trở lại của sản xuất và tiêu dùng.
Xuất siêu trở lại trong quý 4 cũng thể hiện rằng Việt nam đang kết nối trở lại với quốc tế, cũng như sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo phục vụ xuất khẩu đã tăng mạnh. Điều này cho thấy các quyết sách đã có tác động tích cực đến kinh tế, đặc biệt trong quý 4.
Viết tiếp câu chuyện tăng trưởng
Trong năm 2021, Việt Nam cũng xác lập được những kỷ lục. Điều này cho thấy rằng nền kinh tế nước ta đã trải qua một hành trình vô cùng gian truân, nhưng cũng hết sức kiên cường.
Theo báo Thanh niên, năm 2021 khép lại, nhưng Việt Nam đã đạt tỷ lệ miễn dịch cộng đồng và đang dần làm chủ nguồn vaccine, trong khi chờ doanh nghiệp tư nhân bình phục, đầu tư công sẽ vươn lên dẫn dắt, các nền tảng vĩ mô đều giữ đc sự ổn định. Quan trọng nhất trong giai đoạn này, sự đoàn kết và khát vọng trở lại của người dân và doanh nghiệp cháy bỏng hơn bao giờ hết, một khát vọng cầnđể kinh tế Việt Nam phục hồi trong giai đoạn bình thường mới sắp tới.
Những khát vọng và lạc quan đó hoàn toàn có cơ sở, khi ngay trong những ngày đầu tiên của năm mới 2022, từ ngày 4 - 11/1 tới đây, Quốc hội sẽ tổ chức kỳ họp bất thường nhằm xem xét những vấn đề cấp bách, cấp thiết theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ để thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu đại dịch.
Gói hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế: Động lực thúc đẩy tăng trưởng
Theo báo Đại Đoàn kết, kỳ họp này Quốc hội sẽ cho ý kiến về gói hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Gói này sẽ bám sát chủ trương định hướng của Đảng, tăng cường tổng cung, tổng cầu. Đặc biệt sẽ có quy mô đủ lớn, mục tiêu trọng tâm để giải quyết những vấn đề cấp bách tránh lãng phí, đảm bảo nguồn lực đưa ra được hấp thu tối đa, thực hiện trong 2 năm 2022 - 2023.
Năm 2022 mở ra với nhiều khó khăn vẫn còn phức tạp và trước bối cảnh này cần thiết phải có những giải pháp mạnh, nhanh và quyết liệt. Do đó, theo báo Giáo dục và thời đại, để đồng hành cùng Chính phủ, Quốc hội Khóa XV đã quyết định tổ chức kỳ họp bất thường nhằm có các chiến lược, cơ chế đủ mạnh, đủ nhanh đem lại hiệu quả là không có gì "bất thường".
Điều này thể hiện sự vào cuộc tối đa của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, và 4 nội dung Quốc hội thảo luận lần này là những nội dung khó, phức tạp, đòi hỏi quyết tâm lớn, nỗ lực rất cao. Tinh thần là cố gắng vào cuộc tối đa, càng sớm càng tốt nhưng không để xảy ra sơ suất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025