Nhiều lợi thế, xuất khẩu gỗ năm 2022 có thể vượt mục tiêu 16 tỉ USD
Tháng 1/2021: Xuất khẩu gỗ đạt 1,25 tỷ USD / Xuất khẩu gỗ kỳ vọng đạt kỷ lục mới
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), năm 2021, 5/5 chỉ tiêu của ngành lâm nghiệp đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đặc biệt, trị giá xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 15,87 tỉ USD, tăng 20% so với năm 2020 (riêng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,72 tỉ USD); xuất siêu cả năm ước đạt 12,94 tỉ USD, tăng 21,2% so với năm trước.
Với những kết quả đạt được nêu trên, trị giá xuất khẩu gỗ và lâm sản chiếm trên 30% tổng trị giá xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; 4,7% trị giá xuất khẩu toàn quốc và là 1 trong 7 mặt hàng có trị giá xuất khẩu trên 10 tỉ USD. Trị giá xuất siêu gỗ và lâm sản chiếm lớn nhất trong sản phẩm nông, lâm, thủy sản (đạt 12,94 tỉ USD tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước) đã đóng góp quan trọng vào trị giá xuất siêu của toàn ngành nông nghiệp.
Ngành gỗ đang có sự chuyển biến tích cực vượt qua COVID-19
Bước sang năm 2022, ngành gỗ có sự chuyển biến tích cực vượt qua COVID-19. Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng, sự chuyển biến này là nhờ những chính sách và hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, cùng với đó là sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành gỗ nhằm duy trì sản xuất.
Nghị quyết 128 của Thủ tướng Chính phủ đã tháo gỡ nút thắt về lưu thông nguyên liệu, hàng hóa, nhân lực, thống nhất và chuyển hướng về chiến lược chống dịch từ “Zero COVID” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh đã hỗ trợ doanh nghiệp “phá băng” để nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh trở lại.
Đánh giá về lợi thế thị trường, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho rằng, trong năm 2021, Mỹ chi tới 9 tỉ USD mua đồ gỗ của Việt Nam, tăng 24,6% so với năm 2020, chiếm 59,4% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Sản phẩm đồ gỗ nội thất của Việt Nam đang được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng và đánh giá cao.
Tại thị trường EU, dư địa xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam cũng còn rất lớn khi đây là thị trường đang có nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ nội thất cao. Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết dư địa xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang thị trường này vẫn còn rất lớn.
Việt Nam hiện cũng là 1 trong 3 thị trường (Trung Quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam) cung cấp mặt hàng ghế khung gỗ chính cho Canada. Việt Nam cũng là 1 trong 2 thị trường (Trung Quốc và Việt Nam) cung cấp chính đồ nội thất phòng khách và phòng ăn cho Canada. Trong năm 2022, nhu cầu đối với các mặt hàng này của Canada dự báo vẫn tiếp tục ổn định.
Bởi vậy, Viforest nhận định ngành gỗ có nhiều yếu tố hỗ trợ từ phía thị trường để tăng xuất khẩu trong năm 2022, đặc biệt là các thị trường Mỹ, EU. Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2022 có thể vượt mục tiêu 16 tỉ USD mà Tổng cục Lâm nghiệp đề ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025