Quý 1/2020, tiền gửi không kỳ hạn của MBBank, Vietcombank và Techcombank biến động ra sao?
DNVN - Vietcombank, Techcombank, MBBank, hiện là 3 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất.
Thạc sỹ khoa học 28 tuổi và câu chuyện "bỏ phố về làng" để trồng dâu tây / Công nghiệp hỗ trợ khó hưởng lợi với làn sóng FDI mới?
Tỉ lệ CASA (Current Account Savings Account) hay tỉ lệ tiền gửi không kì hạn đã trở thành chỉ tiêu được nhiều người quan tâm khi đánh giá hoạt động tài chính của một ngân hàng.
Vietcombank, MBBank và Techcombank là 3 ngân hàng đã quá quen thuộc khi nói đến việc có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn lớn nhất trong hệ thống. Cả 3 ngân hàng này đều đang có tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi khách hàng (CASA) ở quanh mức 30%, cao hơn hẳn so với những nhà băng còn lại trong hệ thống.
Tuy nhiên, kết thúc 3 tháng đầu năm 2020, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngân hàng sụt giảm mạnh.
Cụ thể, tại Techcombank tiền gửi không kỳ hạn trong quý 1/2020 đạt 72.173 tỷ đồng, giảm hơn 4.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Theo đó, tỷ lệ CASA của Techcombank cũng giảm từ mức 32,9% xuống còn 30,7%. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Techcombank theo đuổi chiến lược ‘zero fee’, CASA của ngân hàng này có mức sụt giảm mạnh như vậy.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại Techcombank.
Tại “ông lớn” Vietcombank, kết thúc quý 1/2020, tiền gửi khách hàng chỉ suýt soát đầu năm, đạt hơn 934.048 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại Vietcombank cũng giảm 7% xuống còn 244.257 tỷ đồng.
Đặc biệt, tiền gửi và vay các TCTD khác cũng giảm mạnh 41%, còn hơn 43.642 tỷ đồng.
Tính từ đầu năm đến nay, Vietcombank đã 2 lần công bố giảm phí dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng với mục tiêu giúp khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Kết quả, tỷ lệ CASA của Vietcombank trong quý 1/2020 giảm từ mức 30,7% xuống còn 29,4%.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại Vietcombank.
Đáng chú ý nhất, kết thúc 3 tháng đầu năm, tiền gửi của khách hàng tại MBBank giảm 12%, xuống còn 240.737 tỷ đồng.
Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng giảm mạnh 22% xuống còn 71.853 tỷ đồng; tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cũng giảm 4% xuống còn 161.130 tỷ đồng; tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi ký quỹ cũng đều giảm mạnh, lần lượt là 58% và 24% xuống còn 1.964 tỷ và 5.790 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ CASA của MBBank trong quý I sụt giảm xuống 33%.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại MBBank.
Trong năm 2019, MBBank giữ vị trí quán quân với hơn 92.352 tỷ đồng tiền gửi không kì hạn, chiếm khoảng 35% tổng số dư tiền gửi khách hàng trong năm 2019.
Hiện tại, tiền gửi khách hàng giảm mạnh là một trong những vấn đề đáng ngại nhất của MBBank.
Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2019 tại MBBank.
Hà Phương
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
FPT mở thêm văn phòng tại Cần Thơ
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Cột tin quảng cáo