Shark Phú: Dịch chuyển dòng vốn FDI, Việt Nam có nguy cơ chỉ là nơi né thuế
Lực kéo FDI 'khủng' vào Việt Nam thời hậu Covid-19 / Thu hút FDI - "mũi giáp công" quan trọng để phục hồi nền kinh tế
Sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu việc thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam thời gian qua đã trở thành một đề tài nóng thu hút nhiều sự quan tâm không chỉ của Chính phủ, doanh nghiệp (DN) mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp trong xã hội.
Nhiều chuyên gia nhận định đây là một trong những cơ hội nghìn năm có một để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Bên cạnh những cơ hội thì cũng có nhiều thách thức và rủi ro.
Ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse
Ông Phú cho rằng, việc dòng vốn FDI đang dịch chuyển mang đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội. Tuy nhiên chúng ta cần phải rất thận trọng với các cơ hội này. Dưới góc nhìn của một DN ông Phú cho rằng, trước đây chúng ta đã từng có cơ hội tương tự. Tuy nhiên chúng ta chưa thành công với cơ hội này mà gần như chúng ta mới chỉ đang biến thành nơi gia công của các tập đoàn lớn trên thế giới.
“Hãy nhìn vào tỷ trọng GDP của nước ta giá trị nhập khẩu hơn 200 tỷ USD nhưng giá trị xuất khẩu đã lên đến hơn 500 tỷ USD rồi. Từ con số trên có thể thấy chúng ta mới chỉ là một nơi để các nước gửi nhờ giống như một công xưởng để các nước thuê lại. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì chúng ta sẽ nới gia công của các tập đoàn lớn và sẽ phải trả giá rất nặng nề cho việc này về các vấn đề ô nhiêm môi trường, rác thải, tồn dư hóa chất độc hại trong đất và nước…
Từ những vấn đề trên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse hy vọng lần này chúng ta sẽ làm thế nào để có thể nhận được nguồn vốn dịch chuyển một cách hiệu quả nhất.
Đứng trên góc nhìn của DN liên doanh liên kết, thì ông Phú cho rằng, việc cần thiết nhất là làm thế nào để có thể sau này mình làm chủ được chứ không phải làm thuê đó mới là vấn đề quan trọng cần phải lưu ý. Thông thường các nước phát triển như Mỹ hoặc châu Âu thì việc xuất nhập khẩu chỉ chiếm 15-20% GDP còn lại đến 80% họ phải tự chủ. Có như vậy nền kinh tế của họ mới thực sự là nền kinh tế tự chủ, tự cường.
“Còn như ở Việt Nam hiện tại chúng ta nhập vào, sau đó lại xuất ra thì về bản chất chúng ta mới chỉ là trung gian kiếm một chút tiền chi phí nhân công, chỉ chiếm khoảng 2-3% của giá trị sản phẩm. Nhưng việc làm này lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho con cháu chúng ta sau này phải xử lý như ô nhiễm môi trường, tồn dư chất độc trong đất và nước… mà nhiều đời cũng không thể xử lý hết được”, ông Phú cho biết thêm.
Với kinh nghiệm của một đơn vị đã thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ông Phú cho rằng, với các DN Việt Nam ở thời điểm hiện tại thì để có thể tận dụng tối đa lợi thế trong việc dịch chuyển nguồn vốn FDI đó là: “Giai đoạn đầu có thể chấp nhận là đơn vị gia công, làm thuê cho các nước nhưng giai đoạn này cần phải học hỏi công nghệ để có thể làm chủ được và hiểu được nhu cầu của khách hàng các nước. Lúc đó thì bạn mới có thế có thương hiệu riêng của mình và mới có thể làm ông chủ được. Nếu chỉ làm ở phần gia công thì vĩnh viễn bản sẽ chỉ được hưởng 5% trong tổng số giá trị”.
Bên cạnh đó, ông Phú cũng đưa ra nhận định lần dịch chuyển này sẽ là dịch chuyển chuỗi cung ứng chứ không phải chỉ dịch chuyển vốn. Thứ nhất, là sự dịch chuyển về nhà máy, khó xưởng từ các nước sở tại sang các nước khác. Nhưng ông Phú cho rằng việc dịch chuyển này là rất khó vì khi họ đã ổn định nhà máy ở các nước sở tại rồi mà bảo họ dịch chuyển là điều không hề dễ dàng. Thứ hai, là các công ty mẹ sẽ đầu tư thêm vào các nước. Tuy nhiên Covid-19 vừa rồi thì ngay chính bản thân các công ty mẹ cũng đang gặp khó khăn. Vì vậy việc đầu tư thêm vốn cũng không dễ. Thứ ba là việc dịch chuyển đơn hàng thì ông Phú cho rằng đây là hình thức khả thi nhất và sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới.
Từ thực tế cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra những năm vừa qua trong lúc các nhà máy tại Trung Quốc vẫn chưa dịch chuyển được mà hiện tại Mỹ đang đánh thuế các sản phẩm từ Trung Quốc là 25%. Nên tạm thời nếu như đạt được thỏa thuận với các nhà máy ở Việt Nam thì các tập đoàn lớn họ sẵn sàng chuyển một phần đơn hàng sang và sẽ giúp mình chuyển giao công nghệ để đỡ rủi ro hơn cũng như hạn chế thuế của Mỹ đánh vào các sản phẩm sản xuất từ Trung Quốc. Vì vậy nếu chỉ đón nhận đơn thuần mà không có kế hoạch cụ thể thì trong tương lai xa Việt Nam sẽ chỉ là nơi né thuế cho các DN nước ngoài mà thôi, ông Phú nhấn mạnh.
Chính vì vậy, theo ông Phú các DN Việt Nam cần phải học hỏi về công nghệ, quy trình sản xuất, kiểu dàng sản phẩm… để chuẩn bị cho bước tiến xa hơn. Các DN có thể đón nhận những dịch chuyển đơn hàng và tiếp thu được những chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn đa quốc gia để học hỏi và phát triển nếu không sẽ rất khó để thành công được.
Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng việc đón nhận làn sóng dịch chuyển theo 3 hướng mà ông nêu trên một cách hiệu quả thì đòi hỏi chúng ra phải rất nghiêm túc. Việc này không hề đơn giản vì nếu như chúng ta cứ nghĩ mình có nhiều cơ hội mà các DN cứ nghĩ các tập đoàn lớn sẽ tự đến với mình thì sẽ rất khó, vì hiện nay Việt Nam vẫn chỉ là một địa chỉ rất hẻo lánh trên bản đồ thế giới. Thứ hai, các DN cần phải chuyên sâu vào sản xuất và sản phẩm, cần phải nghiên cứu thật kỹ nếu không sẽ bị trả giá.
Ông Phú cũng đưa ra cảnh báo: Đối tác nước ngoài cũng có nhiều loại, có người thật, người giả mà tỷ lệ muốn đầu tư thật chỉ chiếm 30%, còn lại đến 70% là những đối tác có âm mưu không minh bạch nên chúng ta cần hết sức thận trọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo