Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt Nam tới tay người tiêu dùng
Phần lớn người tiêu dùng không muốn chi tới 1.000 USD cho một chiếc điện thoại mới / Giải pháp nào để hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam?
Toàn cảnh buổi hội thảo "Liên kết - Hành động vì hàng Việt".
Người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn tâm lý sính ngoại ngay cả khi một số sản phẩm nội địa sản xuất với chất lượng tương đương, giá cả rẻ hơn. Điều này thể hiện rất rõ khi quan sát trong siêu thị người tiêu dùng chọn các đồ mỹ phẩm, quần áo, hay thực phẩm... Đây là nhận định của không ít đại biểu tại buổi Hội thảo "Liên kết - Hành động vì hàng Việt" do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức tổ chức vào chiều 15/11.
Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng bàn và tìm ra giải pháp làm sao để thúc đẩy hàng hóa của Việt Nam tới gần hơn với người tiêu dùng, đặc biệt là hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, muốn người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn toàn cầu như EU, Nhật, Mỹ... Các doanh nghiệp cần xây dựng chuỗi sản xuất, từ sản xuất tới tiêu thụ, từ đó giá thành mới giảm và có sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được hỗ trợ về mặt tài chính để thay đổi công nghệ và đi tiên phong trong việc phân phối và sản xuất hàng Việt.
Bên cạnh đó, Nhà nước phải có vai trò và chính sách để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là phải kiểm soát chặt chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tránh tình trạng hiện nay có không ít doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa của nước ngoài, sau đó về dán nhãn tại Việt Nam, giả mạo xuất xứ hàng Việt Nam để lừa dối người tiêu dùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
VietinBank đẩy mạnh ứng dụng AI