Tiến sĩ Trần Đình Thiên: Nên tập trung nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp, tạo ra một hệ thống mới thời hậu Covid-19
Việt Nam triển khai đồng bộ nhiều chính sách, biện pháp phục hồi kinh tế trong và sau COVID-19 / Thu hút FDI hậu Covid - 19: Đừng để "trâu đi tìm cọc"
Tại buổi Tọa đàm với chuyên đề “Làm gì để kinh tế Việt Nam phát triển sau đại dịch Covid-19” do Câu lạc bộ Cafe Số và Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp tổ chức vào ngày 15/5, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã có những nhận định khách quan về tình hình dịch bệnh Covid-19, bên cạnh đó ông đã đưa ra những đánh giá về cơ hội cũng như thách thức của nền kinh tế Việt Nam hậu đại dịch.
Sau Covid-19 liệu có nối lại chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị đứt gãy hay không?
Ông Trần Đình Thiên đánh giá Covid-19 đã lan rộng ra toàm cầu và hậu quả khôn lường. Ông đánh giá đây là một biến cố lớn hiếm thấy, bất ngờ lan tỏa nhanh trong một bối cảnh mà con người ngày càng trở nên giàu có, thông minh và liên kết chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Vì đây, đây cũng chính là lúc chúng ta cần nhìn nhận và xét duyệt lại toàn bộ cấu trúc phát triển và hệ giá trị vốn có trước đây. Dịch bệnh Covid -19 làn rộng ra toàn cầu đã gây bất ngờ đến các nước đang phát triển trên thế giới. Nó cũng làm đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu, mất cân bằng về “cung – cầu” và làm dịch chuyển và thay đổi nền kinh tế.
Dịch bệnh lần này cũng làm cho con người nhận ra rằng mình sẽ phải sống khác đi. Gần đây mọi người hay nhắc đến khái niệm “bình thường mới” nhưng những khái niệm này theo ông Thiên đánh giá còn rất chung chung và mơ hồ. Sống khác là sống khác như thế nào? Như thế nào thì gọi là bình thường mới? Bình thường mới so với bình thường cũ thì khác nhau như thế nào? Là bình thường như cũ hay là bất thường thì những cái đó cần phải đưa ra thật rõ ràng cụ thể.
Về cách chống dịch quyết liệt của Việt Nam thời gian qua, ông Trần Đình Thiên đánh giá Việt Nam đã làm rất tốt. Tuy nhiên ông cho rằng Việt Nam có thể tiết kiệm hơn rất nhiều, vẫn có thể đạt được mục tiêu mình đưa ra và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra các nước trên thế giới có thể tốt hơn rất nhiều.
Ông cũng cho rằng, Covid-19 đã đặt ra một loạt các vấn đề của thời đại, về sự tồn tại và phát triển tự nhiên, vai trò của công nghệ đặt ra những hệ giá trị sống giữa cá nhân và xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta thường hay nói với nhau Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng có thực sự Covid-19 làm đứt gãy chuỗi hay chỉ là chất xúc tác để cho sự kiện này bùng nổ. Vì đánh giá chính xác được vấn đề này thì chúng ta mới xác định được sau dịch chuỗi cung ứng toàn cầu có được nối lại hay không, hay loài người phải thay chuỗi khác hoặc tạo ra một chuỗi cung ứng mới.
Buổi tọa đàm với chuyên đề “Làm gì để kinh tế Việt Nam phát triển sau đại dịch Covid-19” do Câu lạc bộ Cafe Số và Báo KT&ĐT phối hợp tổ chức.
Riêng với Việt Nam, ông Thiên đánh giá điều này rất quan trọng. Vì đây chính là cơ hội để Việt Nam thay đổi chuỗi cung ứng hoặc tạo một chuỗi cung ứng khác. Tuy nhiên nếu việc này nhận diện không tốt thì hậu Covid-19 Việt Nam rất dễ lại trở về với trạng thái “bình thường cũ”.
Nên tập trung nguồn lực để hỗ trợ khởi nghiệp
Nói về các gói hỗ trợ để giải cứu cho các doanh nghiệp (DN) đang gặp khó khăn vì Covid-19, ông Trần Đình Thiên cho rằng, hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng nặng nền bởi dịch bệnh và cần đến gói hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên chúng ta cũng cần cân nhắc vì hiện nay cấu trúc DN của Việt Nam còn đang yếu, rời rã, sắp chết, vậy cứu sống lại hệ thống đấy để làm gì? Các DN đã đang ốm yếu rồi thì cần phải có chi phí rất lớn và tốn kém để phục hồi mà chưa chắc đã đứng dậy được. Nếu có đúng dậy được thì chưa chắc đã sống được mà có khi lại ngã xuống tiếp. Vậy tại sao không đặt vấn đề là nên tập trung tạo ra hệ thống mới"?
Ông Thiên cho biết thêm: "Thời điểm này tôi nhìn thấy “nguy trong cơ” rất nhiều. Chúng ta nhắc nhiều đến việc các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam, nhưng vấn đề quan trọng ở đây là chúng ta cần xác định được việc nên tập trung vào các DN rất yếu để hồi phục hay hay làm cái khác thường hơn là tạo khuyến khích cho lực lượng DN mới và sẽ có một thời đại DN mới xuất hiện.
Về vấn đề liệu nền kinh tế Việt Nam có thể đứng dậy sau dịch để bay lên như “Thánh Gióng” hay không? Ông Trần Đình Thiên cho rằng: Hiện nay ở nước ta có đến 96% DN nhỏ và siêu nhỏ, và các DN đều hoạt động độc lập. Nếu như các nước trên thế giới họ hoạt động theo chuỗi với mô hình lớn khi chết là sẽ chết toàn bộ. Còn ở Việt Nam, DN có chết thì cũng chỉ chết một mình.
“Cây to thì đón gió lớn, khi có giông bão thì cây to bị ảnh hưởng nhiều còn những cây cỏ xung quanh thì sau bão vẫn mọc lại phát triển bình thường. Nhiều DN ở Việt Nam chỉ là cỏ, nên giả vờ chết thôi vì không kết nối chuỗi, sẽ không bị chết chùm, khó chết và dễ phục hồi hơn", ông Thiên nhấn mạnh.
Để giải cứu DN trong giai đoạn khó khăn, theo ông Thiên cần ưu tiên hai nguồn lực chính. Thứ nhất, cần dành nguồn lực để hỗ trợ những DN khởi nghiệp. Nếu chỉ tập trung vào cứu những DN cũ thì sau Covid-19 sẽ không có sự thay đổi gì đáng kể. Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ DN khởi nghiệp đúng nghĩa, đúng bài bản sẽ tốt hơn. Quá trình này cần kéo dài 3-5 năm nhưng cần phải khởi động lại từ bây giờ chứ không phải là vấn đề làm một chốc một lát là xong.
Theo ông Thiên, Nhà nước cần tập trung giải ngân vốn đầu tư công. Nhà nước cần phải lo ngân sách bơm ra để cứu nền kinh tế. Khi nền kinh tế vẫn còn phát triển tốt thì nên chi tiêu ít đi, đến khi kinh tế gặp khó khăn cần tung tiền ngân sách để cứu DN.
Covid-19 cũng chính là cơ hội lịch sử để chúng ta có thể thoát khỏi tư duy trói buộc cũ, có khả năng tiến vượt để đuổi kịp thế giới, không bị tụt hậu. Đây cũng là cơ hội để thoát khỏi lệ thuộc và để nước ta vươn lên một đăng cấp mới.
Đề xuất thành lập Tổ đặc nhiệm về giải pháp kinh tế
Tại buổi tọa đàm, ông Phạm Xuân Hòe – Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những nội dung chia sẻ về việc làm sao DN tiếp cận được với các giải pháp rất cụ thể trong tình hình DN của Việt Nam. Ông đồng tình với quan điểm của ông Thiên về việc chúng ta phải tập trung vào những đơn vị trụ cột để khôi phục lại nền kinh tế. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách cần phải biến thành hành động cụ thể đừng chỉ nói xong để đấy. Theo ông Hòe, ngay bây giờ cần phải thành lập "Tổ đặc nhiệm" về giải pháp kinh tế từ cấp Thủ tướng đến cấp quận, huyện, chính quyền địa phương. Mọi thông tin của DN cần đẩy lên Internet và chỉ làm một cửa thôi.
Hiện nay Chính phủ đã đưa ra 3 gói hỗ trợ chưa từng có trong tiền lệ đến với các DN, Tuy nhiên mỗi DN lại có mức độ ảnh hưởng khác nhau, chính sách để nhận được gói hỗ trợ này còn rất mập mờ. Vì vậy có những DN có thể chạy được để hưởng cả 3 gói, nhưng sẽ có những DN ko nhận được hỗ trợ từ gói nào cả. Ông Hòe để nghị Thủ tướng cần phải có những chỉ đạo hết sức cụ thể và chi tiết để tránh gây hiểu lầm trong quá trình triển khai.
Về việc làm thế nào để Việt Nam có cơ hội trong chuỗi cơ hội toàn cầu đang dịch chuyển, theo ông Hòe, những chính sách về thể chế là quan trọng nhất. Ông cũng đề cập đến câu chuyện cho thuê tài chính. Ông đề xuất Chính phủ cần ra hẳn một chính sách và bỏ một khoản tiền lớn vào đó và cần những quy định cụ thể, rõ ràng điều kiện để các đơn vị có thể hưởng lợi trong gói đó.
DN nhỏ và vừa cần chủ động hành động, không nên trông chờ vào hỗ trợ
Ông Lê Đình Lực – CEO Công ty Happy Training, đại diện cho các DN nhỏ và vừa Việt Nam có đưa ra câu hỏi: Với tình hình hiện nay thì các DN nhỏ nên làm gì và cần chuẩn bị những gì để có thể vực dậy phát triển tốt hơn sau dịch?
Về vấn đề này ông Trần Đình Thiên cho rằng,ưu điểm của các DN Việt Nam là thích nghi cao trong từng bối cảnh cụ thể. Cái này cần được phát huy. Chúng ta đang trói buộc DN tư nhân Việt Nam nhiều quá. Lúc này là lúc nới lỏng và cởi trói cho DN. Hiện tại chúng ta đang chứng kiến sự đứt gẫy của chuỗi cung ứng toàn cầu và nhiều DN phải hy sinh. Năng lực tự sinh của Việt Nam sẽ là rất nhanh. DN cần tận dụng những nguồn lực sẵn có của mình để phục hồi phát triển.
Ông Nguyễn Khắc Đồi – Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần Tập đoàn Thời Gian Vàng cũng đã có những chia sẻ về việc làm sao để các DN tồn tại và phát triển sau dịch bệnh. Ông Đồi cho biết, trong 3 tháng dịch bệnh Covid-19 diễn ra, khi các DN gần như bị tê liệt mọi hoạt động thì Gold Time vẫn đạt lợi nhuận 15-18% mỗi tháng. Ông cho rằng, các DN vừa và nhỏ cần giữ vững tinh thần khởi nghiệp, cần chủ động và hành động chứ không thể chờ được. Nếu chờ Chính phủ hỗ trợ mà không làm gì thì kết quả vẫn như cũ mà thôi.
"Để có được kết quả trên chúng tôi đã phải tinh gọn toàn bộ hệ thống, cắt giảm chi phí, chủ động về công nghệ. Cần phải thích nghi và nỗ lực thì mới không bị đánh bại trong thời điểm này", ông Đồi cho hay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
VietinBank đẩy mạnh ứng dụng AI