Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến chiếm trên 86% tổng kim ngạch xuất khẩu
Thị trường thiết bị sưởi ấm “hốt bạc” khi miền Bắc rét đậm kéo dài / Ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD năm 2021
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2020 trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19, xuất khẩu (XK) của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, XK của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng dương, kim ngạch XK ước đạt gần 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019.
Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến chiếm trên 86% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Như vậy, kim ngạch XK giai đoạn 2016 - 2020 tăng từ 176,58 tỷ USD năm 2016 lên gần 281,5 tỷ USD. Tăng trưởng XK giai đoạn 2016 -2020 đạt trung bình khoảng 11,7%/năm, cao hơn mục tiêu 10% đề ra tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
Khác với các năm trước đây, động lực tăng trưởng XK trong 2 năm qua không đến từ nhóm nông sản, thủy sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp. Cụ thể, trong khi XK nhóm nông sản, thủy sản năm 2020 ước giảm 2,5%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm 35% thì nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm trên 86,1% tổng kim ngạch XK, cao hơn mức 84,2% của năm 2019; 82,9% của năm 2018.
Bên cạnh đó, quy mô các mặt hàng XK tiếp tục được mở rộng. Số mặt hàng đạt kim ngạch XK từ 1 tỷ USD trở lên đã tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch XK của cả nước. Năm 2011 có 21 mặt hàng có kim ngạch XK trên 1 tỷ USD, chiếm 81% tổng kim ngạch XK; năm 2016 tăng lên thành 25 mặt hàng với tỷ trọng chiếm khoảng 88,7%. Đến năm 2020 là 31 mặt hàng (trong đó có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD), chiếm tỷ trọng 92% tổng kim ngạch XK.
Theo Bộ Công Thương, thị trường XK, nhập khẩu được mở rộng, không chỉ tăng cường ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được các thị trường mới, tiềm năng và tận dụng hiệu quả các FTA. Hàng hóa XK của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc...
Đặc biệt, Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ (xuất siêu gần 62,7 tỷ USD); EU (xuất siêu gần 20,3 tỷ USD). Riêng đối với thị trường EU, cả năm 2020, XK sang thị trường EU 34,94 tỷ USD giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2019 do các tác động của đại dịch.
Tuy nhiên, sau 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, XK sang thị trường EU đạt khoảng 15,38 tỷ USD, tăng khoảng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều mặt hàng XK của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025