Xuất khẩu rau quả sụt giảm mạnh: Khuyến nghị với nông dân và doanh nghiệp
DNVN - Xuất khẩu mặt hàng rau quả đạt hơn 3,7 tỷ USD trong năm 2019. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đã có sự sụt giảm mạnh do chịu tác động bởi dịch bệnh Covid-19.
Xuất khẩu nông sản gặp khó vì Trung Quốc hạn chế giờ, cửa khẩu thông quan / Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản liêu xiêu, gồng mình chờ tín hiệu lạc quan trở lại sau “bão” Covid-19
Trong những tháng đầu năm nay, tỷ trọng xuất khẩu của ngành hàng rau quả đối với nông sản nói chung đang chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ, do gặp phải khó khăn, tác động từ đại dịch Covid-19.
Theo thống kê của Tổng cục hải quan, trong 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 890 triệu USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ 2019. Mặt hàng rau quả có mức giảm mạnh hơn, mức giảm cao hơn 4,3% so với nông sản nói chung.
Và theo số liệu thống kế sơ bộ của Tổng cục Hải quan, ước tính xuất khẩu rau quả tháng 4/2020 đạt 390 triệu USD, tăng 7,9% so với tháng 3/2020, nhưng giảm 15,6% so với tháng 4/2019. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hàng rau quả ước tính đạt 1,28 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm, top 10 thị trường xuất khẩu rau quả lớn của Việt Nam lần lượt là: Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan, Đài loan, Nga, Úc và Lào.
Xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2020 sụt giảm mạnh.
Tuy là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, nhưng do ảnh hưởng dịch Covid-19 trong những tháng đầu năm 2020, nên xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc đã giảm mạnh.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, mặt hàng nông sản nói chung và rau quả nói riêng có thời gian bảo quản ngắn, cần có thời gian thông quan nhanh. Do vậy, thị trường chủ yếu của mặt hàng này vẫn là Trung Quốc với tỷ trọng xuất khẩu lên chiếm tới 60%. Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu rau quả sang các thị trường khác ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ lại không cao.
Số liệu thống kê cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2020, XK sang Trung Quốc giảm trên 22,6%. Mặc dù thương nhân có sự điều chỉnh nhưng tăng trưởng ở các thị trường khác không thể bù đắp cho mức giảm sâu ở thị trường Trung Quốc. Tăng trưởng ở các thị trường khác chỉ từ 4 - 10%.
Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, chia sẻ với phóng viên về tình hình XK nông sản trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Trong thời gian tới, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 cũng như để đảm bảo XK bền vững và lâu dài, ông Trần Quốc Toản cho rằng, các DN XK cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường, diễn biến dịch bệnh trên thế giới. Những thông tin này thường xuyên được Bộ Công Thương cập nhật trên cổng thông tin điện tử của Bộ. Ngoài ra, các cơ quan truyền thông, báo chí thời gian cũng đã tích cực phối hợp với Bộ Công Thương trong việc truyền thông, đưa tin kịp thời để nông dân, DN để người nông dân có định hướng trong hoạt động sản xuất.
"Chúng tôi khuyến cáo nông dân và DN nên tập trung sản xuất theo định hướng và quy hoạch của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Định hướng của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đang triển khai là tái cơ cấu sản xuất trong tình hình mới. Người nông dân nên sản xuất theo đúng quy định, quy trình mà các DN nhập khẩu, phân phối đặt ra vì khi định hướng phát triển lâu dài thì đầu tiên là sản phẩm phải đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu. Thứ hai, chất lượng sản phẩm phải đảm bảo đồng đều, đảm bảo về truy xuất nguồn gốc, nhãn mác, bao bì... Cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định của nước nhập khẩu cũng như hướng dẫn của cơ quan chức năng, của địa phương cũng như của DN phân phối, XK", ông Trần Quốc Toản nói.
Ngoài ra, đối với thị trường Trung Quốc, thời gian qua, việc tháo gỡ khó khăn của hai bên nhằm thúc đẩy kim ngạch song phương dần dần được tháo gỡ. Theo đó, các cửa khẩu cũng đã dần được mở rộng thêm và thời gian thông quan cũng đã được tăng lên.
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhận định, trong thời gian tới, thị trường Trung Quốc sẽ dần được khôi phục vì Việt Nam khống chế dịch tương đối tốt và Trung Quốc cũng đã kiểm soát được dịch bệnh nên nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc tương đối cao. Xuất khẩu sang thị trường này sẽ được cải thiện.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
Cột tin quảng cáo