Tin tức - Sự kiện

"Kiểm soát vận tải đường dài để bảo vệ các tỉnh chưa có dịch"

Chiều 28/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 đã họp trực tuyến với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ về diễn biến dịch bệnh, cùng các biện pháp ứng phó.

Thủ tướng: Sản xuất để chống dịch, chống dịch để sản xuất / Việt Nam có thêm 188 ca mắc COVID-19 mới, chủ yếu ở TP.HCM và Bình Dương

Cập nhật diễn biến dịch COVID-19, ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, các biến chủng virus xuất hiện gần đây có khả năng lây nhiễm cao và dịch đang diễn biến phức tạp tại TP.HCM, cùng một số địa phương lân cận, đặc biệt tại các địa phương có mật độ giao lưu đi lại lớn, có nhiều nhà máy và khu công nghiệp (KCN).

“Hiện nay, nguy cơ dịch xâm nhập vẫn rất cao do lây nhiễm từ các khu cách ly không thực hiện đúng quy định; lây nhiễm do nhập cảnh trái phép; do chủ quan lơ là trong phòng, chống dịch tại các địa phương; do biến chủng Delta (từ Ấn Độ) được đánh giá có khả năng lây lan mạnh”, ông Tấn đánh giá.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam họp trực tuyến với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ về ứng phó dịch COVID-19.

Báo cáo tại cuộc họp, lãnh đạo tỉnh Phú Yên vàQuảng Ngãi nhận định, tình hình dịch tại cácđịa phương sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp do khi phát hiện các F0 đã qua một thời gian lây nhiễm dài, có tiếp xúc và di chuyển nhiều... Đơn cử, tại Phú Yên trong khi F1 âm tính thì F2, F3 lại trở thành F0. Mặc dù năng lực phòng, chống dịch hiện đáp ứng được tình hình, nhưng các tỉnh đang khẩn trương nâng công suất điều trị, xét nghiệm vàkhu cách ly tập trung.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế cho biết, đến nay, tỉnh đã ghi nhận 58 ca mắc COVID-19, 586 F1 và 2.598 F2. Trường hợp F0 đầu tiên liên quan đến quán cơm - nơi 1 tài xế mắc COVID-19 từ TP.HCM dừng chân. Từ quán cơm, chuỗi lây nhiễm đã trảiqua thời gian dài, với mức độ tiếp xúc trong cộng đồng lớn.

“Phú Yên đã kích hoạt các khu cách ly và BV dã chiến có công suất trên 100 giường và cố gắng sẽ tăng lên 200 giường. Toàn tỉnh Phú Yên đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và một số khu vực áp dụng Chỉ thị 16. Một số ca mắc là F2 và F3, do vậy việc xác định nguồn lây khó khăn. Năng lực xét nghiệm của Phú Yên là 1.000 mẫu/ngày và dự kiến trong vài ngày tới sẽ tăng lên 4.000/ngày. Phú Yên đề xuất hỗ trợ trước mắt 10.000 test nhanh và 50.000 liều vaccine để tiêm cho các đối tượng nguy cơ”, ông Thế nói.

Đến 12h trưa 28/6, Quảng Ngãi phát hiện41 ca F0, 205 ca F1 và hơn 400 F2. Quảng Ngãi đã nâng cảnh báo lên mức “nguy cơ cao” bởi số ca F0 trong cộng đồng đã xuất hiện trong nửa tháng qua. Tỉnh cũngđang khai thác triệt để các cơ sở cách ly và điều trị với công suất 5.000 F1 và 500 F0, đồng thời, đề nghị hỗ trợ 50.000 sinh phẩm, 50.000 test nhanh và hỗ trợ vaccine phòng COVID-19.

“Quảng Ngãi đang vào cuộc quyết liệt để dập dịch trong thời gian sớm nhất. Từ 0h ngày 29/6 thực hiện cách ly TP. Quảng Ngãi theo Chỉ thị 15”, lãnh đạo Quảng Ngãi khẳng định.

 

Với, các tỉnh Khánh Hoà, Bình Thuận và Bình Định, tình hình dịch đang được kiểm soát. Các tỉnh đều có tuyến QL1 đi qua, theo đó tỉnh đã triển khai các chốt chặn. Trong đó, tại Bình Thuận đã thiết lập 4 vị trí cho phépxe khách liên tỉnh dừng đỗ, nếu dừng đỗ sai điểm sẽ bị phạt.

“Ca mắc tại Bình Thuận liên quan đến chuyến xe khách từ TP.HCM đi Hải Phòng. Do diễn biến dịch có những yếu tố nguy cơ mới, theo đó tỉnh đề xuất Bộ GTVT và các địa phương có cơ chế kiểm soát xe liên tỉnh chặt hơn để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh”, lãnh đạo Bình Thuận đề xuất.

Với vấn đề vận tải đường dài, PGS.TS Trần Đắc Phu cũng đồng tình rằng: “Càng hạn chế hành khách xuống, hành khách lên dọc tuyến vận tải thì chúng ta càng hạn chế được nguy cơ dịch bệnh lây lan”./.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm