Chủ tịch Hội đông y Việt Nam: 'Nói 'thuốc làm từ thịt người' là không đúng'
Dự báo thời tiết 10/11: Hà Nội se lạnh, Sài Gòn mát mẻ / Mỗi bữa ăn của công nhân chỉ từ 12-14 nghìn đồng
Sở dĩ đưa ra quan điểm này, Chủ tịch Hội đông Y Việt Nam Trần Văn Bản viện dẫn, tất cả cơ quan tổ chức trong cơ thể con người đều có ADN. Ví dụ trong xương, tóc, móng… và trong cả cơ nữa. Nhờ AND tồn tại ở trong xương mà các nhà khoa học đã xác định được huyết thống và thân nhân của những liệt sĩ.
“Như vậy ADN có ở mọi thành phần trong cơ thể. Khi trong thuốc có ADN (từ nhau thai) thì xét nghiệm sẽ có ADN, nhưng thấy ADN trong thuốc thì không thể khẳng định đó là thịt người.
Bởi, ADN có trong tất cả các cơ quan tổ chức của cơ thể như tôi đã nói, cụ thể đến bài thuốc có nhau thai là có ADN thì anh chỉ có thể nói là “có nhau thai” chứ không thể nói đấy là thịt người được”, Thầy thuốc nhân dân Trần Văn Bản khẳng định.
Thầy thuốc nhân dân, BS cao cấp, Chủ tịch Hội đông Y Việt Nam Trần Văn Bản |
Đặc biệt theo Chủ tịch Hội đông Y Việt Nam từ trước đến giờ cả Tây Y và Đông Y đều sử dụng nhau thai làm nguyên liệu, thành phần của thuốc và bài thuốc. Ở Tây y trước đây nhau thai được sử dụng để sản xuất Philatop nhưng do nguồn không đáp ứng được nên sau này các nhà khoa học đã dùng phủ tạng cụ thể là dùng gan động vật để sản xuất philatop.
“Còn trong Đông y, nhau thai được sử dụng trong bài thuốc Hà xa đại tạo hoàn - bài thuốc rất bổ khí huyết, dùng cho những người bị suy nhược cơ thể. Riêng vị hà sa (nhau thai nhi) khoa học đã xác định có rất nhiều hooc - mon đặc biệt ở trong đó mà những cái khác không có. Bài thuốc hà sa đại tẩu hoàn giúp cơ thể có thể chữa được 9 loại bệnh nghiêm trọng”, BS Bản nêu.
Môt lần nữa, BS Trần Văn Bản khẳng định, “đây cũng chỉ là một vị thuốc thôi chứ không phải là thịt người, nếu nói là thịt người là không chính xác”.
Theo Chủ tịch Hội đông y Việt Nam, đây là vấn đề mà ông “đã tranh luận hơn 10 năm ở Hàn Quốc rồi chứ không phải hôm nay mới có chuyện này”.
Ông cho biết thêm, ngày xưa, cứ sau khi đẻ cắt lại một đoạn dây rốn để treo cho khô đi bảo rằng cho trẻ khỏi giật mình… Nhưng đó không phải là mục đích chính mà người ta giữ lại một tý dây rốn để không may người đó mắc bệnh hiểm nghèo thì sau này người ta lấy cái đoạn dây rốn ấy ra làm bài thuốc cho chính người đó dùng. Tuy nhiên không phải thầy thuốc nào cũng biết việc này và không phải thầy thuốc nào cũng có bài thuốc đó. Đây chính là tiền thân của phương pháp tế bào gốc được lấy từ cuống rốn và nhau thai. Và đây là một vấn đề mở ra tiến bộ khoa học cực kỳ lớn.
Theo Thầy thuốc nhân dân Trần Văn Bản, Hàn Quốc là quốc gia "làm tế bào gốc" đầu tiên, sau đó đến Nhật Bản tuy nhiên đây là những phương pháp mà cả hai nước không phổ biến – nghĩa là Chính phủ các nước này cho phép làm nhưng không khuyến khích với giá thành cực kỳ cao.
“Sở dĩ có điều này là bởi vì xảy ra ra câu chuyện dân số Nhật Bản già hóa quá nhanh, quá nhiều, bây giờ "trường sinh bất lão" tăng lên thì cả đất nước toàn người già mà không có người trẻ. Tương tự Chính phủ Hàn Quốc cũng không khuyến khích làm tế bào gốc.
Nhưng dưới góc độ khoa học thì làm tế bào gốc rất tốt. Lợi ích đầu tiên có thể thấy là tế bào gốc sản sinh ra nhiều tế bào mới khác thay thế tế bào hỏng của các cơ quan tổ chức trong cơ thể con người.
Bài thuốc hà xa đại tạo hoàn là tiền thân của việc nghiên cứu dây rốn (tế bào gốc) của Hàn Quốc. Nhật cũng làm rồi, cũng làm từ dây rốn. Nhưng họ phản đối ngoài những lý do tôi nêu ở trên thì còn một nguyên nhân khác nữa đó là để nhằm đến những "anh" nào làm theo phương pháp thô sơ không dám động đến mà phải làm theo phương pháp hiện đại. Gốc gác của câu chuyện là như thế”, BS Trần Văn Bản tiết lộ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước