Liên Hợp Quốc đánh giá cao vị thế của Việt Nam
Tổ chức cuộc thi “Thiết kế mô hình checkin tạo điểm nhấn du lịch quận Sơn Trà” (Đà Nẵng) / Lãi suất cho vay mua nhà tăng, người dân lo sốt vó
Bày tỏ ấn tượng trước sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cũng đặc biệt đánh giá cao tiếng nói và vị thế của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của ông António Guterres với Đài Truyền hình Việt Nam:
Xin ông cho biết 3 điều ông ấn tượng nhất trong quá trình 45 năm Việt Nam gia nhập LHQ?
Tổng Thư ký LHQ António Guterres:Ở thời điểm mới gia nhập LHQ, Việt Nam đang đối mặt với các vấn đề đói nghèo. Còn ở thời điểm hiện tại, Việt Nam được biết tới như một nền kinh tế đầy năng động. Vị thế của Việt Nam ngày càng được đề cao và tiếng nói của Việt Nam ngày càng được coi trọng tại LHQ.
Thứ hai, Việt Nam ngày càng tham gia tích cực vào lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ. Nên nhớ, hoạt động gìn giữ hòa bình là những hoạt động quan trọng nhất của LHQ.
Thứ ba, Việt Nam là một trong những nước nghiêm túc thực hiện các mục tiêu phát triển của LHQ, nhất là các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Để thực hiện các mục tiêu này không hề dễ dàng với nhiều nước trên thế giới.
Việt Nam là một ví dụ điển hình về việc phát triển kinh tế nhưng vẫn quan tâm tới phát triển bền vững. Bởi vì Việt Nam cũng là một nước chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, Việt Nam có thể trở thành một hình mẫu phát triển kinh tế nhưng vẫn quan tâm đến môi trường.
Một trong những điểm sáng về hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Việt Nam trong thời gian vừa qua là sự phối hợp giữa WHO và Bộ Y tế trong việc phòng chống dịch COVID-19. Ông đánh giá như thế nào về tình hình chống dịch của Việt Nam?
Tổng Thư ký LHQ António Guterres:Nhờ có việc triển khai các chiến dịch tiêm chủng phòng COVID-19 thành công, Việt Nam đã tìm thấy điểm cân bằng giữa việc bảo vệ sức khỏe của người dân thể hiện qua số lượng ca mắc giảm rõ rệt, đồng thời việc mở cửa kinh tế trở lại và dự báo mức tăng trưởng GDP sẽ đạt khoảng 8% trong năm nay.
Điều này có nghĩa rằng các chính sách đã hoạch địch và thực thi một cách hiệu quả, không chỉ kiểm soát dịch bệnh mà còn xử lý hậu quả của COVID-19 để lại.
Như ông nói, việc chống dịch thành công của Việt Nam là nền tảng để mở cửa nền kinh tế. Ông có nhận định như thế nào về nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, phục hồi sau đại dịch của Việt Nam?
Tổng Thư ký LHQ António Guterres:Việc kinh tế Việt Nam năm nay được dự báo tăng trưởng 8% trong bối cảnh đó kinh tế toàn cầu đối mặt với giảm phát cho thấy các chính sách điều hành kinh tế đã thành công.
Điều này rất quan trọng vì khi kinh tế phát triển sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thu nhập của người dân sẽ tăng lên. Điều đó sẽ giúp hỗ trợ tiếp cận y tế và giáo dục. Đây là những điều vô cùng thiết yếu với người dân.
Trong khi đó, rất nhiều nước trên thế giới đang cạn kiệt nguồn lực để phục vụ các nhu cầu của người dân. Đó là khi nghèo đói, bất bình đẳng trong tiếp cận các nguồn hỗ trợ hậu COVID-19 xảy ra.
Xin cảm ơn ông!
End of content
Không có tin nào tiếp theo