Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Thi tốt nghiệp THPT, không phải vì dịch bệnh mà bỏ quên chất lượng
Đại học Quốc gia Hà Nội dừng tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng, sử dụng điểm thi THPT để xét tuyển / Thí sinh mắc COVID-19 được xét đặc cách tại kỳ thi THPT quốc gia 2020
Ngày 25-6, Bộ GD-ĐT tổ chức các đoàn đi kiểm tra việc chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 ở các địa phương. Tại buổi làm việc ở Quảng Ninh, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đề nghị các địa phương phải tính đến nhiều tình huống phát sinh có thể xảy ra, để sẵn sàng xử lý khi kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp.
Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý các địa phương chuẩn bị kỳ thi phải bảo đảm an toàn phòng dịch nhưng vẫn phải chú ý tới những vấn đề khác.
"TP.HCM và một số địa phương có dịch COVID-19 phức tạp dự kiến không tổ chức buổi làm thủ tục dự thi vào ngày 6-7. Thay vào đó, thí sinh học quy chế thi bằng hình thức trực tuyến để hạn chế rủi ro do dịch bệnh.
Đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 làm việc với Ban Chỉ đạo thi tỉnh Quảng Ninh.
Tuy nhiên, ban chỉ đạo thi các địa phương phải lưu ý khi thí sinh không đến điểm thi làm thủ tục dự thi phải có biện pháp khác để nhắc nhở, hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh. Tránh việc thí sinh đến sai điểm thi, không tìm được địa chỉ thi dẫn tới muộn thi, ảnh hưởng đến kết quả dự thi" – Thứ trưởng cho biết.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng đặc biệt lưu ý với các địa phương trong việc xây dựng phương án phân luồng, bảo đảm giãn cách trước và sau các buổi thi. Thứ trưởng cũng yêu cầu Quảng Ninh cũng như các địa phương cần lưu ý bố trí nhiều hơn lực lượng y tế tại điểm thi.
Với những diễn biến mới của dịch Covid-19 tại Quảng Ninh, Thứ trưởng đề nghị địa phương ưu tiên sàng lọc, phân loại thí sinh thuộc các F để bố trí trường hợp nào thi đợt 1, trường hợp nào thi đợt 2. Trường hợp những thí sinh F1, F2 nếu muốn dự thi đợt 1 phải có đơn và phải được ban chỉ đạo thi của địa phương đồng ý với điều kiện có biện pháp bảo đảm an toàn cho thí sinh.
Công tác này phải thực hiện khoa học, chính xác, để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, không để em nào bị thiệt thòi vì sự phân loại thiếu chính xác của cơ quan quản lý.
Ưu tiên cao nhất cho an toàn của thí sinh và người tham gia công tác thi, kỳ thi đợt 1 được Bộ GD&ĐT chỉ đạo tổ chức cho thí sinh không có F, thí sinh ở những nơi không bị phong toả hoặc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT khuyến khích những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, địa phương thực hiện xét nghiệm Covid-19 bắt buộc cho toàn bộ thí sinh, cán bộ làm thi. Những nơi chưa có nguy cơ, nếu có điều kiện thì tổ chức xét nghiệm được nhiều nhất có thể.
Việc kiểm soát và bảo đảm an toàn phòng chống dịch cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ở khu vực in sao đề thi, làm phách… được Thứ trưởng đặc biệt lưu ý. Bởi ở những không gian khép kín, biệt lập này chỉ cần có một mầm bệnh là nguy cơ lây lan cho tất cả những người tham gia công tác thi là rất lớn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước