2 người thiệt mạng, 10 người mất tích do bão số 3
Chiều đến tối nay bão số 3 vào đất liền Quảng Ninh - Thái Bình / Đắk Lắk: Hàng tấn sầu riêng rụng trái do ảnh hưởng cơn bão số 3
Ảnh: Dân trí.
I. Diễn biến mưa bão và tình hình hồ đập
Bão số 3 đi vào khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Ninh, suy yếu thành ATNĐ, với sức gió cấp 7, giật cấp 9; đến 13h chiều nay, ATNĐ trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ, gió cấp 6, giật cấp 7. Bão gây gió giật cấp 6-8 ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng.
Bão số 3 gây mưa lớn tại Quảng Ninh 271mm, Lạng Sơn 320mm, Hà Nội 213mm, Bắc Giang 201mm, Hưng Yên 234mm, Hà Nam 260mm, đặc biệt là Thanh Hóa 285 mm; cục bộ tại xã Tam Chung (Mường Lát) 328mm, xã Na Mèo (Quan Sơn) 332mm.
Các hồ chứa thủy điện, thủy lợi lớn mực nước đang thấp; 17 hồ thủy điện, thủy lợi vừa và nhỏ đang xả tràn; riêng hồ chứa Trung Sơn tại Thanh Hóa xả nước 1.742m3/s (MN hạ lưu ở mức thấp)
II. Công tác chỉ đạo điều hành
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ban hành 02 công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với bão số 3, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất; cử 04 đoàn công tác trực tiếp chỉ đạo tại các địa phương (hiện đã cử 01 đoàn công tác của Văn phòng thường trực vào Quan Sơn, Thanh Hóa chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất); hướng dẫn các địa phương, người dân kỹ năng phòng tránh bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất trên các phương tiện thông tin đại chúng.
III. Tình hình thiệt hại
Theo tổng hợp nhanh số liệu đến 15h30 ngày 03/8/2019, do lượng mưa cục bộ quá lớn nên tại 07 xã vùng cao (xã Sơn Diện, Sơn Thủy, Nà Mèo, Sơn Hà, Tam Lư, Trung Tiến, Trung Thượng) thuộc huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã bị nước lũ cô lập. Đã có 02 người chết (huyện Mường Lát, Thanh Hóa 1 người, Bắc Cạn 1 người), 10 người mất tích (tại huyện Quan Sơn, Thanh Hóa); 24 nhà bị thiệt hại hoàn toàn, quốc lộ 217, 219 bị bị sạt lở một số điểm.
IV. Công tác triển khai tiếp theo
Theo dự báo, ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão sẽ gây mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ 100-300mm/đợt, Riêng khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa 200-400mm/đợt. Đặc biệt mưa lớn tại khu vực Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, trọng tâm là Thanh Hóa, khả năng gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
- Các địa phương tổ chức ứng trực theo quy định, đồng thời chủ động theo phương châm 4 tại chỗ.
- Ban chỉ huy PCTT và TKCN các Bộ ngành và địa phương cần triển khai một số nội dung chủ yếu như sau:
1. Khẩn trương tìm kiếm người mất tích, tiếp cận hỗ trợ các khu vực bị chia cắt tại Thanh Hóa.
2. Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hồ đập, đê điều, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, công trình xung yếu, bị sự cố, và đang thi công;
3. Vận hành tiêu úng sản xuất nông nghiệp phù hợp với diễn biến mưa, lũ;
4. Sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, nhất là khu vực có nguy cơ cao và các cung đường thường xuyên bị ngập sâu, sạt lở.
5. Tổ chức cắm biển cảnh báo, tuần tra, canh gác tại các ngầm tràn, các tuyến đường dễ xảy ra ngập, chia cắt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất